vĐồng tin tức tài chính 365

Tin tức thế giới 22-2: Nông sản Ukraine đe dọa nông dân EU; Mỹ sợ Trung Quốc dọ thám bằng cần cẩu

2024-02-22 07:13

* Mỹ sợ Trung Quốc dùng cần cẩu lập trình để tấn công mạng
* Ukraine thừa nhận không có thông tin chính thức về tên lửa đạn đạo Iran cung cấp cho Nga

Các nông dân Hy Lạp biểu tình ở thủ đô Athens ngày 20-2 - Ảnh: AFP

Các nông dân Hy Lạp biểu tình ở thủ đô Athens ngày 20-2 - Ảnh: AFP

EU bảo vệ nông dân trước nông sản Ukraine

Các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) ủng hộ nỗ lực của Brussels nhằm ngăn chặn hàng nông sản nhập khẩu giá rẻ của Ukraina tràn ngập thị trường trong bối cảnh nông dân các nước biểu tình mạnh mẽ.

Tháng trước, Ủy ban Châu Âu đã đưa ra đề xuất gia hạn miễn thuế thêm một năm kể từ tháng 6-2024. Cơ quan này cũng kêu gọi "các biện pháp bảo vệ" để ngăn chặn việc nhập khẩu làm giảm giá gây thiệt hại cho chính nông dân châu Âu.

Đề xuất đưa ra "hành động khắc phục nhanh chóng... trong trường hợp có sự gián đoạn đáng kể đối với thị trường EU". Trong đó, đối với những sản phẩm nhạy cảm nhất như gia cầm, trứng và đường sẽ cần một "phanh khẩn cấp" để ngăn chặn lượng nhập khẩu trong tương lai tăng vượt quá mức trung bình của năm 2022 và 2023.

Hãng tin AFP dẫn lời nhà ngoại giao châu Âu cho biết đề xuất này "được ủng hộ rộng rãi". Sau khi được đa số các quốc gia thành viên bật đèn xanh, đề xuất này sẽ được các nhà lập pháp EU bàn bạc trước khi có hiệu lực.

Trong khi đó, Thứ trưởng Nông nghiệp Ba Lan Michal Kolodziekczak cho biết nước này đang kêu gọi áp hạn ngạch với nông sản Ukraine xuất sang EU. Ông Kolodziekczak khẳng định ngũ cốc Ukraine không còn ở Ba Lan, nhưng đang ép nông sản Ba Lan ra khỏi thị trường các quốc gia thành viên EU khác.

* Làn sóng biểu tình của nông dân lan khắp châu Âu

Cuộc biểu tình của nông dân lan ra nhiều nước châu Âu sau khi nông dân Ba Lan phong tỏa các tuyến đường giao thương với Ukraine để phản đối cái mà họ gọi là hàng nhập khẩu "không kiểm soát" và yêu cầu thay đổi chính sách nông nghiệp của EU.

Theo Hãng tin Reuters, nông dân Tây Ban Nha lái hàng trăm máy cày vào thành phố Madrid ngày 21-1 để phản đối cạnh tranh không công bằng với các đối tác bên ngoài EU. Các cuộc biểu tình tương tự cũng đã diễn ra ở Pháp, Đức, Ý và Hy Lạp gây tắc nghẽn nhiều tuyến đường.

Kể từ khi nổ ra xung đột Nga - Ukraine, EU đã giảm thuế đối với hàng nhập khẩu của Ukraine nhằm giúp giữ cho nền kinh tế của nước này sống sót trong chiến tranh.

* Đức giảm mạnh dự báo tăng trưởng

Triển vọng của nền kinh tế đầu tàu châu Âu sẽ tiếp tục ảm đạm trong năm 2024 khi chính phủ nước này giảm mạnh dự báo tăng trưởng từ 1,3% xuống còn 0,2%. Nhu cầu toàn cầu yếu, bất ổn địa chính trị và tình trạng lạm phát kéo dài đã cản trở sự phục hồi trở lại sau một thời gian kinh tế suy thoái.

Ngành công nghiệp lớn của Đức bị thiệt hại đặc biệt do mất nguồn nhập khẩu khí đốt giá rẻ từ Nga. Trong khi đó, một loạt các đợt tăng lãi suất của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) nhằm mục đích kiềm chế lạm phát đã cản trở hoạt động đầu tư.

Trong năm 2023, kinh tế Đức đã suy giảm 0,3% và được dự báo sẽ tiếp tục rơi vào suy thoái kỹ thuật trong quý đầu năm 2024.

"Tình hình đang cực kỳ thách thức", Hãng tin Reuters dẫn nhận định của Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck, cho rằng Đức đang thoát khỏi khủng hoảng chậm hơn kỳ vọng. 

Theo ông Habeck, môi trường kinh tế toàn cầu không ổn định và tăng trưởng thương mại toàn cầu ở mức thấp trong lịch sử là thách thức đối với một quốc gia xuất khẩu và phụ thuộc nhiều vào thương mại như Đức.

Brazil chỉ trích LHQ "tê liệt" về vấn đề Israel, Ukraine

Các bộ trưởng G20 có cuộc họp cấp cao đầu tiên trong năm 2024 tại Brazil ngày 21-2 - Ảnh: AFP

Các bộ trưởng G20 có cuộc họp cấp cao đầu tiên trong năm 2024 tại Brazil ngày 21-2 - Ảnh: AFP

Tại cuộc họp của các ngoại trưởng nhóm G20 ở Rio De Janeiro, nước chủ nhà Brazil chỉ trích Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc (LHQ) và các cơ quan quốc tế khác đã không ngăn được các cuộc chiến tranh và xung đột ở Ukraine, Israel đang làm chết nhiều người vô tội. 

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken và người đồng cấp Nga Sergei Lavrov cũng tham dự cuộc họp cấp cao đầu tiên của G20 trong năm nay.

Trước đó, Brazil hy vọng nhóm này có thể là một diễn đàn để đạt được tiến bộ trong những vấn đề trên. Tuy nhiên, Tổng thống Luiz Ignacio Lula da Silva cuối tuần trước đã gây ra cơn bão ngoại giao khi cáo buộc Israel "diệt chủng" ở Gaza.

* Ukraine nói không có thông tin chính thức việc Iran cung cấp tên lửa đạn đạo cho Nga

Người phát ngôn Yury Ihnat của không quân Ukraine ngày 21-2 cho biết không có thông tin chính thức về việc Iran cung cấp hàng trăm tên lửa đạn đạo cho Nga. 

"Cho đến nay, các nguồn chính thức của chúng tôi không có thông tin về việc tiếp nhận tên lửa, đặc biệt là số lượng lớn như vậy", ông Ihnat nói trên truyền hình Ukraine.

Trong khi đó, nhiều nguồn tin nói với Reuters rằng Iran đã cung cấp cho Nga một số lượng lớn tên lửa đạn đạo đất đối đất mạnh. 

Theo đó, Iran có thể cung cấp khoảng 400 tên lửa bao gồm nhiều tên lửa thuộc dòng vũ khí đạn đạo tầm ngắn Fateh-110, chẳng hạn như Zolfaghar. Các chuyên gia cho rằng tên lửa này có khả năng tấn công các mục tiêu ở khoảng cách từ 300 đến 700 km.

Một tòa nhà bị trúng tên lửa của Nga tại khu vực Donetsk, miền đông Ukraine - Ảnh: AFP

Một tòa nhà bị trúng tên lửa của Nga tại khu vực Donetsk, miền đông Ukraine - Ảnh: AFP

* Mỹ củng cố an ninh mạng tại các cảng

Ngày 21-2, Tổng thống Mỹ Joe Biden ký sắc lệnh hành pháp nhằm tăng cường an ninh mạng tại các cảng của nước này, đặc biệt là trước những rủi ro liên quan đến cần cẩu do Trung Quốc sản xuất.

Theo đó, sách lệnh yêu cầu thiết lập "các yêu cầu an ninh mạng tối thiểu" và cải thiện việc báo cáo sự cố của các cảng và cơ sở cảng. Ngoài ra, Mỹ sẽ đầu tư 20 tỉ USD vào hạ tầng cảng trong 5 năm tới.

Đặc biệt, Lực lượng Bảo vệ bờ biển Mỹ sẽ ban hành chỉ thị an ninh hàng hải trong quản lý rủi ro về an ninh mạng đối với chủ sở hữu và nhà vận hành cần cẩu từ tàu vào bờ do Trung Quốc sản xuất. 

Cần cầu do Trung Quốc sản xuất chiếm thị phần lớn nhất trên toàn cầu và chiếm 80% cần cẩu tại các cảng của Mỹ. Theo Mỹ, chúng có thể được thiết kế để điều khiển, bảo dưỡng và lập trình từ xa.

Các cảng của Mỹ sử dụng 31 triệu nhân lực, đóng góp 5.400 tỉ USD cho kinh tế nước này.

Lớp học sumo

Các võ sĩ sumo

Các võ sĩ sumo "nhí" đang cố gắng đẩy võ sĩ sumo người Nhật Hakuoho (phải) trong lớp học sumo hôm 12-2 dành cho người trẻ bên lề giải đấu sumo Hakuho Cup dành cho thanh thiếu niên tại đấu trường Kokugikan ở Tokyo, Nhật Bản. (Richard A. Brooks/AFP)

Tin tức thế giới 21-2: Ông Putin nói binh sĩ Ukraine tháo chạy hỗn loạn ở AvdiivkaTin tức thế giới 21-2: Ông Putin nói binh sĩ Ukraine tháo chạy hỗn loạn ở Avdiivka

Ông Putin nói Nga nên đẩy mạnh hơn nữa sau Avdiivka; Israel không 'trả bất kỳ giá nào' để thả con tin ở Gaza; Houthi nhắm vào các tàu của Israel và Mỹ ở Biển Đỏ... là một số tin tức thế giới đáng chú ý ngày 21-2.

Xem thêm: mth.37240636022204202-uac-nac-gnab-maht-od-couq-gnurt-os-ym-ue-nad-gnon-aod-ed-eniarku-nas-gnon-2-22-ioig-eht-cut-nit/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Tin tức thế giới 22-2: Nông sản Ukraine đe dọa nông dân EU; Mỹ sợ Trung Quốc dọ thám bằng cần cẩu”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools