vĐồng tin tức tài chính 365

Thơ và nhạc giống như đôi tình nhân

2024-02-23 15:44
Nhạc sĩ Trương Tuyết Mai chia sẻ trong buổi hội thảo - Ảnh: HỒ LAM

Nhạc sĩ Trương Tuyết Mai chia sẻ trong buổi hội thảo - Ảnh: HỒ LAM

Sáng 23-2, tại phòng họp B, Liên hiệp Các hội văn học nghệ thuật TP.HCM (81 Trần Quốc Thảo, quận 3) đã diễn ra buổi hội thảo Thơ và nhạc, tương sinh hay tương khắc?, do Hội Nhà văn TP.HCM phối hợp Hội Âm nhạc TP.HCM tổ chức nhân Ngày Thơ Việt Nam lần thứ 22.

Chương trình gợi mở ra nhiều vấn đề về mối quan hệ giữa thơ và nhạc trong đời sống nghệ thuật của Việt Nam. Liệu thơ và nhạc gắn kết với nhau như thế nào để có thể cùng nhau thăng hoa?

Mối lương duyên đã có từ lâu

Nhạc sĩ Trương Tuyết Mai tâm sự bà yêu thơ ca, văn chương từ bé. Nhờ đọc nhiều nên mới phát hiện những bài thơ hay. Chúng đồng điệu với suy nghĩ của bà khi sáng tác.

Theo bà, khi đã có một sản phẩm thơ được phổ nhạc thì giữa người nhạc sĩ và thi sĩ sẽ có sự đồng điệu nhất định ở một khía cạnh trong suy nghĩ, tâm hồn nghệ thuật.

"Những bài thơ được phổ nhạc đều hay. Trong đó có những câu thơ khiến người nhạc sĩ đồng cảm và để câu thơ bay lên cùng âm nhạc. 

Trong một bài thơ, đôi khi nhạc sĩ chỉ tâm đắc với vài câu thơ và từ đó nhạc cất lên..." - bà nhận định.

Nhà văn Bích Ngân phân tích ở Việt Nam, thơ còn được nâng lên thành ca trù, ca Huế. 

Cho đến đầu thế kỷ 20, âm nhạc phương Tây du nhập vào nước ta thì có thêm một loại hình nghệ thuật mới ra đời. Đó là ca khúc.

Và ca khúc phổ từ thơ có vị trí tương đối quan trọng trong đời sống nghệ thuật.

Có những nhạc sĩ có ca khúc phổ thơ đã làm nên tên tuổi của họ như: nhạc sĩ Hoàng Hiệp, Phan Huỳnh Điểu, Phú Quang...

Rõ ràng, có nhiều bài thơ đã trở thành bệ phóng cho những ca khúc thăng hoa trong lòng công chúng.

Nhà văn Bích Ngân cho rằng quan hệ giữa nhà thơ và nhạc sĩ không chỉ thể hiện qua những điều khoản pháp lý trong Luật Sở hữu trí tuệ, mà đó còn là sự đồng điệu, tri âm.

Bà chia sẻ: "Khi một bài thơ được phổ thành ca khúc, nghĩa là nhạc sĩ đã nối sợi dây cảm xúc, chia sẻ với nhà thơ. 

Nếu nói nhạc chắp cánh cho thơ bay lên thì cũng phải nói thơ giúp nhạc trụ lại trong tâm hồn người nghe, trong tâm thức văn hóa, giá trị tinh thần".

Còn PGS.TS. Bùi Thanh Truyền cho rằng thơ và nhạc đã có mối lương duyên từ văn học dân gian. Đó là thể loại đồng dao, thể loại thơ ca dân gian truyền miệng của trẻ em Việt Nam dùng để hát khi đi làm đồng, làm ruộng.

Và ông ví mối quan hệ giữa thơ và nhạc cũng giống như "một đôi vợ chồng hay tình nhân".

Nhà văn Bích Ngân phát biểu khai mạc hội thảo - Ảnh: BTC

Nhà văn Bích Ngân phát biểu khai mạc hội thảo - Ảnh: BTC

Ghi tên tác giả trong văn bản các ca khúc phổ thơ

Bên cạnh đó, buổi hội thảo cũng đặt ra vấn đề rằng liệu trong các văn bản ca khúc phổ thơ thì ghi tên tác giả nhà thơ trước hay tên nhạc sĩ trước?

Để giải đáp vấn đề này, nhạc sĩ Trương Tuyết Mai nêu ý kiến:

"Ở các nước khác, hầu như các tác phẩm âm nhạc được phổ từ thơ đều ghi tên nhạc sĩ trước và tên nhà thơ sau. Tuy nhiên, việc để tên tác giả thơ hay nhạc sĩ trước cũng không cần phải quá khắt khe hay là vấn đề đáng để tranh chấp".

Nhiều ý kiến trong buổi hội thảo đều đồng tình rằng trong văn bản các bài hát phổ thơ thì nên đề tên nhạc sĩ trước vì đây là tác phẩm âm nhạc, chú trọng ca từ. Việc đưa lời thơ vào thì cũng có phần thay đổi.

Nhưng việc sắp xếp theo trật tự nào cũng không quá quan trọng, vì dù sao tác phẩm cũng là "đứa con tinh thần" của cả nhà thơ và nhạc sĩ.

PGS.TS Bùi Thanh Truyền phân tích nhiều nhạc sĩ cũng có thể là một thi sĩ. Và nhiều nhà thơ cũng rất chú trọng nhạc tính trong thơ khi sáng tác.

Như trường hợp của Nguyễn Đình Thi, ông là một thi sĩ và cũng là một nhạc sĩ.

Tuy nhiên, có những bài thơ như bài Lá đỏ thì ông để cho nhạc sĩ Hoàng Hiệp sáng tác. Và chính sự kết hợp này đã làm nên một sản phẩm nghệ thuật được công chúng đón nhận.

Theo nhà văn Bích Ngân, một ca khúc phổ thơ được lan tỏa rộng rãi trong đời sống thì giá trị thụ hưởng nên chia đều cho nhà thơ và nhạc sĩ.

Và một giải thưởng trao cho ca khúc phổ thơ không chỉ nên tôn vinh nhạc sĩ, mà đôi khi lãng quên nhà thơ.

Ngôn ngữ của nhà thơ và giai điệu của nhạc sĩ khi có cùng tần số thẩm mỹ sẽ nảy nở thành một ca khúc phổ thơ đặc sắc.

Ngược lại, ca khúc phổ thơ vì những tác động ngoài nghệ thuật như: sự nể nang, miễn cưỡng chỉ mang lại những tác phẩm lạnh lẽo, chìm khuất...

Hải Như, người tặng đất cảng câu thơ "Hải Phòng đó hiên ngang chỉ biết ngẩng đầu"Hải Như, người tặng đất cảng câu thơ 'Hải Phòng đó hiên ngang chỉ biết ngẩng đầu'

“Tôi nghĩ đã đến lúc phải có con đường tên Hải Như ở thành phố Hải Phòng”, PGS.TS Phùng Quý Nhâm đề xuất tại tọa đàm 'Nhà thơ Hải Như, một thế kỷ suy tư'.

Xem thêm: mth.521701180204202-nahn-hnit-iod-uhn-gnoig-cahn-av-oht/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Thơ và nhạc giống như đôi tình nhân”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools