vĐồng tin tức tài chính 365

Tài xế của Trịnh Văn Quyết ký loạt chứng từ hàng trăm tỷ thế nào?

2024-02-27 03:36

 Ký loạt chứng từ hàng trăm tỷ đồng

Cơ quan CSĐT Bộ Công an vừa hoàn tất kết luận điều tra bổ sung, đề nghị truy tố 51 bị can trong vụ thao túng thị trường chứng khoán liên quan đến Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC.

Đáng chú ý, trong nhóm người bị khởi tố còn có cả lái xe riêng của ông Quyết là bị can Trương Văn Tài (SN 1969, trú Hà Nội). Ông Tài được nhận làm lái xe cho Trịnh Văn Quyết từ tháng 6/2014. 

Dù chỉ làm tài xế, không bỏ tiền mua cổ phần và góp vốn vào Công ty Faros, nhưng theo yêu cầu của em gái ông Trịnh Văn Quyết là bà Trịnh Minh Huế, ông Tài vẫn ký 2 hợp đồng khống nhận chuyển nhượng 2 triệu cổ phần tương đương 20 tỷ đồng) của Trịnh Văn Đại (nguyên Chủ tịch HĐQT, Phó tổng giám đốc Công ty CP xây dựng Faros) và Nguyễn Văn Mạnh (nguyên Thành viên HĐQT Công ty CP Xây dựng Faros, em rể Trịnh Văn Quyết).

Hồ sơ điều tra - Tài xế của Trịnh Văn Quyết ký loạt chứng từ hàng trăm tỷ thế nào?

Từ tài xế, bạn thân đều được anh em nhà Trịnh Văn Quyết bị dựng lên ký nhiều chứng từ, văn bản quan trọng nhằm nâng khống vốn. 

Tiếp đó, từ ngày 27/5 đến ngày 1/12/2015, tài xế này tiếp tục ký 10/14 chứng từ với giá trị 302 tỷ đồng để bà Huế dùng danh nghĩa đó thực hiện các giao dịch nộp tiền, chuyển tiền vào, rút tiền quay vòng góp vốn.

Việc này làm tăng giá trị vốn góp số cổ phiếu trên tăng từ 20 tỷ đồng lên 230 tỷ đồng (tương ứng 23 triệu cổ phần) trong lần tăng vốn thứ 2, thứ 3, khiến vốn điều lệ của Công ty Faros tăng từ 225 tỷ đồng lên 3.037 tỷ đồng.

Trước khi Công ty Faros được niêm yết, ngày 28/1/2016, theo yêu cầu của bà Huế, ông Trương Văn Tài ký hợp đồng chuyển nhượng cổ phần trả lại 23 triệu cổ phần cho bà Lê Thị Ngọc Diệp (vợ ông Quyết).

Trong số nhóm đối tượng bị khởi tố liên quan đến vụ án tại FLC có nhiều bị can là đồng hương, bạn thân của Trịnh Văn Quyết. Những người này được “dựng lên” để giúp đỡ người đứng đầu tập đoàn FLC nâng khống vốn, lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Bạn thân được cho làm giám đốc

Trong đó, kể đến vài trò của bị can Nguyễn Tiến Dũng (SN 1975, quê Vĩnh Phúc; trú phường Yên Nghĩa, quận Hà Đông, Hà Nội). Dũng vốn là bạn của Trịnh Văn Quyết, bắt đầu làm việc tại Tập đoàn FLC từ năm 2010 với vai trò là giám đốc các công ty thuộc Tập đoàn FLC.

Từ ngày 24/4/2014 đến ngày 08/4/2015, được Trịnh Văn Quyết giao giữ chức Tổng Giám đốc, đại diện pháp luật; từ ngày 08/10/2015 đến ngày 20/11/2017, Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Xây dựng Faros.

Kết quả điều tra cho thấy, mặc dù thực tế không phát sinh các hoạt động kinh tế nhưng theo chỉ đạo của Doãn Văn Phương (nguyên Tổng giám đốc Tập đoàn FLC, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Xây dựng Faros) từ ngày 26/4/2014 đến ngày 16/01/2015, Dũng ký khống 5 hợp đồng ủy thác đầu tư, cho vay và 32 chứng từ (ủy nhiệm chi, phiếu chi, giấy rút tiền mặt) với tổng giá trị 1.300 tỷ  đồng.

Hồ sơ điều tra - Tài xế của Trịnh Văn Quyết ký loạt chứng từ hàng trăm tỷ thế nào? (Hình 2).

Cơ quan công an khám xét trụ sở của FLC hồi tháng 3/2022. 

Số tiền trên, Trịnh Thị Minh Huế đã làm thủ tục rút tiền, chuyển tiền tạo dòng tiền chạy qua tài khoản của Công ty CP Xây dựng Faros và các công ty, cá nhân khác để hợp thức việc góp vốn khống và sử dụng vốn góp tại Công ty CP Xây dựng Faros.

Dũng cùng Trịnh Văn Đại (Chủ tịch HĐQT Công ty CP Xây dựng Faros) ký Thông báo số 02/TB-VH ngày 24/4/2014 gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Hà Nội đăng ký thay đổi vốn điều lệ từ 1,5 tỷ đồng lên 225 tỷ đồng.

Ngay sau đó, cả 2 còn ký Công văn số 01 “Xác nhận nộp tiền mua cổ phần phát hành thêm" (tăng vốn điều lệ) gửi ngân hàng BIDV đề nghị xác nhận để làm căn cứ Sở KH&ĐT ghi nhận thay đổi số vốn khống trong lần tăng vốn thứ 1.

Theo chỉ đạo của Doãn Văn Phương, Dũng còn ký hợp đồng khống nhận chuyển nhượng 30.000 cổ phần từ Đặng Thị Hồng (nguyên Phó trưởng Ban Pháp chế, Công ty CP Tập đoàn FLC) nhưng không phải thanh toán tiền để đứng tên là cổ đông Công ty CP Xây dựng Faros trong hồ sơ niêm yết; ký Cam kết nắm giữ cổ phiếu ngày 11/7/2016 để lập hồ sơ đăng niêm yết. Thực tế, Dũng không được hưởng số cổ phần trên mà đều do Huế quản lý, sử dụng.

Sau khi Faros được niêm yết, mặc dù không phát sinh hoạt động kinh tế nhưng vẫn đồng ý cho Trịnh Thị Minh Huế điều chuyển dòng tiền từ Faros qua các công ty khác rồi chạy qua tài khoản của Công ty AMD do Dũng làm Tổng Giám đốc.

Sau đó, từ ngày 18/12/2017 đến ngày 28/9/2018, Dũng đã ký 9 ủy nhiệm chi để Huế sử dụng chuyển 261 tỷ đồng từ tài khoản của Công ty AMD đến tài khoản của Công ty Alaska giúp Huế tạo dòng tiền chạy qua tài khoản các công ty, hạch toán hợp thức che giấu số vốn góp khống trước khi niêm yết.

Hành vi của Nguyễn Tiến Dũng cùng những người liên quan đã giúp Trịnh Văn Quyết và đồng phạm thực hiện hành vi nâng khống vốn điều lệ để niêm yết 430 triệu cổ phiếu hình thành từ vốn góp khống trên sàn giao dịch chứng khoán, thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt 3.600 tỷ đồng của các nhà đầu tư.

Cơ quan điều tra đánh giá, hành vi của Nguyễn Tiến Dũng, Trương Văn Tài cùng những người liên quan giúp Trịnh Văn Quyết và đồng phạm nâng khống vốn ảo, lừa đảo hơn 3.600 tỷ đồng từ các nhà đầu tư.

Tại cơ quan công an, Tài và Dũng khai nhận hành vi phạm tội nhưng không thừa nhận lừa đảo, không chiếm đoạt tiền mà chỉ nhận lương hàng tháng. Ông Dũng được hưởng lương 60 triệu đồng/tháng, ông Tài nhận 6 triệu đồng/tháng. 

Tuy nhiên, theo quan điểm cơ quan điều tra, đủ cơ sở xác định bị can vi phạm tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo khoản 4 điều 174 Bộ luật hình sự, đồng phạm với vai trò giúp sức cho Trịnh Văn Quyết.

Xem thêm: lmth.993156a-oan-eht-yt-mart-gnah-ut-gnuhc-taol-yk-teyuq-nav-hnirt-auc-ex-iat/nv.nitaudiougn.www

Comments:0 | Tags:No Tag

“Tài xế của Trịnh Văn Quyết ký loạt chứng từ hàng trăm tỷ thế nào?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools