vĐồng tin tức tài chính 365

Ông Trump thắng to nhưng lo nhiều

2024-02-27 08:26
Cựu tổng thống Donald Trump tại một sự kiện ở National Harbor (bang Maryland) vào ngày 24-2 - Ảnh: AFP

Cựu tổng thống Donald Trump tại một sự kiện ở National Harbor (bang Maryland) vào ngày 24-2 - Ảnh: AFP

Chiến thắng thuyết phục trước đối thủ Nikki Haley tại bang South Carolina vào ngày 25-2 càng củng cố khả năng giành quyền đại diện của ông Trump.

Tính ra cựu tổng thống Mỹ đã "quét sạch" các tiểu bang bầu cử sớm gồm: Iowa, New Hampshire, Nevada, quần đảo Virgin và South Carolina.

Mối lo nhân khẩu học

Đối với bà Haley, thua cuộc với điểm số cách biệt tại bang mình từng là thống đốc là đòn giáng mạnh vào tham vọng của bà. Dù tuyên bố không bỏ cuộc nhưng cựu đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc đang bị nhiều chuyên gia xem như một quân bài dự bị.

Bà Haley thực chất chỉ còn hy vọng nếu ông Trump gặp biến cố lớn về pháp lý giữa chặng đua, cụ thể là các cáo buộc hình sự đang nhắm vào ông.

"Mặc dù bà ấy có ít triển vọng chiến thắng trong bất kỳ cuộc đua nào trong tương lai, túi tiền của nhà tài trợ vẫn đổ vào vì họ chống đối ông Trump hoặc nhằm giữ bà ấy trên đường đua trong trường hợp các trở ngại pháp lý của Trump khiến ông ta phải bỏ cuộc" - phóng viên của Đài Al Jazeera đưa tin tại Charleston (South Carolina).

Thắng đậm ngay trên "sân khách" nhưng ông Trump không phải không có lý do để lo lắng. Trước hết, dù gác đối thủ tận 20 điểm (60% so với 40%), ông Trump đáng ra đã có thể làm tốt hơn như vậy.

Có một nhận xét khá khôi hài về điều này: khi ông Trump gần như chắc chắn đại diện cho Đảng Cộng hòa, phần 40% cử tri ủng hộ bà Haley bị xem như phần ông đã "mất đi" - tức là 40% đó gồm những người không thích ông Trump.

Cựu tổng thống Mỹ xem South Carolina là cơ hội cho thấy ông có khả năng mở rộng đối tượng cử tri ủng hộ ngoài nhóm da trắng có tuổi trung bình cao và không có bằng đại học. Nhưng kết quả cho thấy ông Trump còn nhiều việc phải làm để thu hút nhóm cử tri khác, ví dụ cử tri da màu.

Nói cách khác, màn "trưng cầu" Carolina mang tới tín hiệu đáng lo ngại về khả năng ông Trump thắng trong cuộc tái đấu tiềm năng với đương kim Tổng thống Joe Biden vào tháng 11 năm nay.

Cũng như bà Haley, ông Biden có thế mạnh ở nhóm cử tri ôn hòa và có bằng đại học trở lên.

"Cuộc chiến vẫn tiếp tục" - chiến dịch tranh cử của bà Nikki Haley ra tuyên bố sau thất bại ở South Carolina. Theo giới phân tích, bà Haley không bỏ cuộc để trông chờ cơ hội ông Trump bị "sẩy chân" về vấn đề pháp lý hoặc sức khỏe.

Hé lộ chiến thuật tiếp theo

Theo Axios, vấn đề người da màu sẽ được ông Trump cố gắng khắc phục thông qua việc giữ thượng nghị sĩ Tim Scott trong danh sách rút gọn cho vị trí phó tổng thống.

Vấn đề tiếp theo và dai dẳng sẽ rơi vào hậu quả tiềm tàng từ các cáo buộc hình sự. Hiện nay các cáo buộc này là điểm mạnh giúp ông Trump càng nhận được sự ủng hộ của cử tri bên Đảng Cộng hòa, khi đa số người ủng hộ ông thực sự tin rằng cuộc bầu cử năm 2020 bị gian lận.

Nhưng tình hình lại khác ở cuộc tổng tuyển cử.

Khảo sát gần đây của Bloomberg cho thấy đa số cử tri tại bảy bang "chiến địa" sẽ không sẵn lòng bầu cho ông Trump nếu ông bị kết tội (53%) hoặc bỏ tù (55%) ở một trong bốn bản án chống lại ông.

Bang "chiến địa" là các bang cạnh tranh chủ yếu giữa ứng viên hai đảng Cộng hòa và Dân chủ.

Chiến dịch của ông Trump đã công khai những gì họ muốn làm sắp tới. Tại các bang "chiến địa" trên, thông điệp của cựu tổng thống Mỹ sẽ nhằm thu hút các nhóm cử tri rộng lớn, nằm ngoài nhóm truyền thống ủng hộ Đảng Cộng hòa.

Thông thường, các đảng đang cầm quyền ở Mỹ nắm lợi thế hơn trong các cuộc bầu cử vì có sẵn số liệu thống kê. Nhưng trong giai đoạn khó khăn, đặc biệt về kinh tế, đó sẽ lại là cơ hội cho sự thay đổi. Phe ông Trump đang muốn tận dụng triệt để tình hình hiện nay để lật ngược thế cờ.

"Đây sẽ là một cuộc trưng cầu chống lại Joe Biden và chính sách của ông ta. Miễn là Trump có thể đánh vào tâm lý vỡ mộng của cử tri về nền kinh tế, tình trạng nhập cư mất kiểm soát, những rối rắm ở nước ngoài thì đó là những vấn đề tác động lên mọi người bất kể xuất thân của họ là ai", Axios dẫn lời một cố vấn hàng đầu của ông Trump hôm 25-2.

Tuần lễ căng thẳng ở Đồi Capitol

Hôm 26-2 đánh dấu ngày Quốc hội Mỹ bước vào một tuần "hỗn loạn" về mặt chính trị khi các nghị sĩ cố gắng tránh việc chính phủ đóng cửa, đồng thời thúc đẩy một phiên tòa liên quan tới quan chức biên giới hàng đầu của Tổng thống Biden.

Hạ viện Mỹ, hiện do Đảng Cộng hòa kiểm soát, cũng đang tìm cách xử lý vấn đề hỗ trợ Ukraine, Israel và Đài Loan cũng như lên kế hoạch nghe lời khai của ông Hunter Biden - con trai của Tổng thống Biden.

Trước đây, Chủ tịch Hạ viện Mike Johnson và lãnh đạo đa số của Đảng Dân chủ ở Thượng viện Chuck Schumer đồng ý về mức chi tiêu 1.590 tỉ USD cho năm tài khóa bắt đầu từ 1-10. Tuy nhiên đã gần hai tháng qua, quốc hội nước này chưa thể nhất trí về kế hoạch chi tiêu cụ thể.

Ấn định phiên tòa lịch sử của ông Trump, cơ hội tranh cử ảnh hưởng ra sao?Ấn định phiên tòa lịch sử của ông Trump, cơ hội tranh cử ảnh hưởng ra sao?

Ông Donald Trump sẽ là cựu tổng thống đầu tiên hầu tòa trong một phiên tòa hình sự. Ngày ra tòa của ông được ấn định vào cuối tháng 3, vài tuần sau đợt bầu cử “siêu thứ ba”.

Xem thêm: mth.9511657072204202-ueihn-ol-gnuhn-ot-gnaht-pmurt-gno/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Ông Trump thắng to nhưng lo nhiều”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools