vĐồng tin tức tài chính 365

Hàng trăm hecta ruộng biến thành sông, Đắk Nông kêu cứu lên trung ương

2024-03-16 15:44
Sông Krông Nô sạt lở gần 10km, 122ha ruộng đã bị nuốt chửng từ năm 2010 đến nay - Ảnh: TRUNG TÂN

Sông Krông Nô sạt lở gần 10km, 122ha ruộng đã bị nuốt chửng từ năm 2010 đến nay - Ảnh: TRUNG TÂN

Những ngày giữa tháng 3-2024, đi dọc sông Krông Nô từ xã Nam Kar (huyện Lắk, Đắk Lắk) sang các xã Quảng Phú, Nâm N'Đir, Đức Xuyên… (huyện Krông Nô, Đắk Nông) tình trạng "ruộng biến thành sông" vẫn tiếp tục diễn ra.

Hơn 120ha ruộng biến thành sông

Gần đây nhất, cuối tháng 12-2023, hàng chục mét đường nội đồng và kênh dẫn nước tại thôn Nam Ninh, xã Nâm N'đir huyện Krông Nô (Đắk Nông) lại tiếp tục bị sạt lở xuống dòng sông.

Anh Đỗ Sơn Lâm (thôn Nam Thanh, xã Nâm N'Đir) cho biết năm 2001, gia đình anh khai hoang được hơn 4ha đất tại khu vực này nhưng nay sông đã "nuốt mất" hơn 2,5ha. "Gia đình tôi đã phải 5 lần chuyển nhà 'chạy sạt lở' nhưng nay vẫn còn nhiều điểm nứt nẻ, sắp bị cuốn trôi" - anh Lâm xót xa nói.

Nạn khai thác cát lậu, dòng chảy thay đổi khiến dòng sông bịt sạt lở nghiêm trọng - Ảnh: TRUNG TÂN

Nạn khai thác cát lậu, dòng chảy thay đổi khiến dòng sông bịt sạt lở nghiêm trọng - Ảnh: TRUNG TÂN

Theo thống kê của UBND huyện Krông Nô, chỉ tính từ 2010 đến nay, dọc theo bờ sông Krông Nô ghi nhận 18 điểm sạt lở, với tổng chiều dài khoảng 10km, hơn 122hecta đất canh tác dọc bờ sông đã bị dòng nước cuốn trôi. Tình trạng sạt lở ở khu vực này diễn biến hết sức phức tạp và chưa có dấu hiệu dừng lại.

Nhằm khắc phục tình trạng sạt lở, năm 2020, tỉnh Đắk Nông đã chi 62 tỉ đồng thực hiện dự án kè chống sạt lở bờ sông tại địa bàn 2 xã Nâm N'dir và Đắk Nang của huyện Krông Nô. Chi tiền tỉ "vá sông" nhưng cũng như "muối bỏ bể" so với diện tích sạt lở.

Cầu cứu trung ương để cứu Sông Cha

Người dân chua xót khi mỗi ngày nhìn đám ruộng bị hà bá nuốt chửng - Ảnh: TRUNG TÂN

Người dân chua xót khi mỗi ngày nhìn đám ruộng bị hà bá nuốt chửng - Ảnh: TRUNG TÂN

Theo UBND huyện Krông Nô, từ năm 2010 tới nay, huyện đã phối hợp với Công ty Thủy điện Buôn Kuốp phê duyệt 6 phương án thu hồi, hỗ trợ cho các hộ dân bị sạt lở, ngập úng. 

Tổng diện tích được phê duyệt là hơn 130 ha, thuộc xã Nâm N'đir, Đức Xuyên và Đắk Nang (Krông Nô). Tuy nhiên, UBND huyện Krông Nô nhận thấy việc thu hồi đất do sạt lở bờ sông ở vùng hạ lưu thủy điện chưa được quy định cụ thể vì dự án đã đưa vào vận hành từ lâu.

Sau đó, Sở Tài nguyên và Môi trường Đắk Nông đã có văn bản cho rằng nếu việc vận hành thủy điện gây ảnh hưởng đến đất của người dân thì phải có trách nhiệm tự thỏa thuận để bồi thường, hỗ trợ cho người dân bị thiệt hại.

Trong khi đó, ông Trần Văn Khánh, giám đốc Công ty Thủy điện Buôn Kuốp, cho rằng việc sạt lở có nguyên nhân từ thủy điện nhưng các đơn vị khai thác cát không vô can. "Công ty Thủy điện Buôn Kuốp là doanh nghiệp Nhà nước nên không thể tự thỏa thuận với dân. Công ty chỉ có thể bồi thường, hỗ trợ khi có quyết định thu hồi đất của chính quyền", ông Khánh nói.

Nói về vấn đề này, ông Lê Trọng Yên, phó chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông, cho biết Sông Krông Nô dài 189km, đi qua ranh giới 3 tỉnh: Lâm Đồng, Đắk Lắk và Đắk Nông. Riêng đoạn sông chảy qua địa bàn huyện Krông Nô dài 53,3km, thuộc khu vực giáp ranh giữa 2 tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông.

Tỉnh Đắk Nông chi 62 tỉ đồng, kè vá vài trăm mét bờ sông, không thấm tháp gì so với diện tích bị lở. Tuy nhiên việc tìm thủ phạm chịu trách nhiệm hết sức khó khăn - Ảnh: TRUNG TÂN

Tỉnh Đắk Nông chi 62 tỉ đồng, kè vá vài trăm mét bờ sông, không thấm tháp gì so với diện tích bị lở. Tuy nhiên việc tìm thủ phạm chịu trách nhiệm hết sức khó khăn - Ảnh: TRUNG TÂN

Có nhiều nguyên nhân gây sạt lở sông, trong đó hai nguyên nhân chính là do hoạt động xả nước của thủy điện (vùng sạt lở thuộc hạ lưu Thủy điện Buôn Tua Srah) và khai thác cát (có 7 giấy phép còn hiệu lực trên 38km, tổng trữ lượng 182.000m3/năm - PV). Ngoài ra còn do quy luật vận động của dòng chảy tự nhiên, kết cấu địa chất yếu và do biến đổi khí hậu.

Hiện tình trạng sạt lở bờ sông Krông Nô đang diễn biến phức tạp, một số điểm sạt lở mới phát sinh với chiều dài khoảng 500m. Tại các khu vực sạt lở trước đây, bờ sông tiếp tục bị khoét sâu vào bên trong, từ 18-20m, có đoạn khoảng 100m. Sạt lở gây hư hỏng đường giao thông và có nguy cơ gây hỏng công trình trạm bơm ven sông.

Tình trạng tàu hút cát rúc sát vào bờ khá liên tục, khiến nhiều diện tích ruộng biến thành sông - Ảnh: TRUNG TÂN

Tình trạng tàu hút cát rúc sát vào bờ khá liên tục, khiến nhiều diện tích ruộng biến thành sông - Ảnh: TRUNG TÂN

UBND tỉnh Đắk Nông đã kiến nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì việc thực hiện điều tra, đánh giá nguyên nhân gây sạt lở bờ sông Krông Nô. Địa phương rất mong trung ương sớm có đánh giá toàn diện để đưa giải pháp giảm thiểu sạt lở bờ Krông Nô.

"Tỉnh cũng đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn việc điều chỉnh giấy phép khai thác mỏ cát trên sông Krông Nô. Bởi, một số đoạn sông đã được cấp phép xuất hiện bồi lắng, dịch chuyển bờ sông. Bộ cần hướng dẫn việc dịch chuyển bồi lắng như nêu trên có cần phải điều chỉnh lại các tọa độ khép góc trong các giấy phép cũ và Đắk Lắk hay Đắk Nông thực hiện điều chỉnh", ông Yên kiến nghị.

Krông Nô - tiếng kêu cứu từ dòng sông chảy ngượcKrông Nô - tiếng kêu cứu từ dòng sông chảy ngược

TTO - 10 năm trước, Krông Nô còn uốn lượn êm đềm, cấp nước cho các ruộng đồng. Từ ngày có thủy điện, 'cát tặc' lộng hành, dòng sông bị đục khoét, phình to hàng trăm mét, ruộng đất của dân theo đó lở ầm ầm xuống sông...

Xem thêm: mth.31053115161304202-gnou-gnurt-nel-uuc-uek-gnon-kad-gnos-hnaht-neib-gnour-atceh-mart-gnah/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Hàng trăm hecta ruộng biến thành sông, Đắk Nông kêu cứu lên trung ương”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools