vĐồng tin tức tài chính 365

Bình Thuận cần tiếp tục tận dụng lợi thế vùng đất đầy nắng và gió

2024-02-28 16:57
Phó thủ tướng Trần Hồng Hà chụp ảnh cùng lãnh đạo tỉnh Bình Thuận tại lễ công bố quyết định phê duyệt quy hoạch tỉnh Bình Thuận thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050 - Ảnh: ĐỨC TRONG

Phó thủ tướng Trần Hồng Hà chụp ảnh cùng lãnh đạo tỉnh Bình Thuận tại lễ công bố quyết định phê duyệt quy hoạch tỉnh Bình Thuận thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050 - Ảnh: ĐỨC TRONG

Đến dự buổi lễ công bố quy hoạch tỉnh Bình Thuận thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 có Phó thủ tướng Trần Hồng Hà, lãnh đạo các ban, bộ, ngành trung ương cùng một số tỉnh thành trong khu vực.

Quy hoạch là cơ sở để Bình Thuận sắp xếp lại không gian phát triển

Theo chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận Đoàn Anh Dũng, quy hoạch thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 là cơ sở pháp lý quan trọng để tỉnh sắp xếp lại không gian phát triển, hoạch định chính sách, phân bổ và sử dụng hiệu quả các nguồn lực triển khai kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh trong nhiều năm tới.

"Thời gian tới, tỉnh sẽ tiếp tục hoàn thiện đồng bộ các cơ chế, chính sách, quyết tâm cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, trong đó lấy người dân và doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ", ông Dũng phát biểu.

Cũng theo ông, tỉnh sẽ huy động tối đa và sử dụng hiệu quả các nguồn lực nhà nước, tư nhân và xã hội để đẩy mạnh đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại. 

Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận Đoàn Anh Dũng phát biểu khai mạc buổi lễ công bố quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050 - Ảnh: ĐỨC TRONG

Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận Đoàn Anh Dũng phát biểu khai mạc buổi lễ công bố quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050 - Ảnh: ĐỨC TRONG

Bình Thuận sẽ làm giàu từ biển

Phát biểu chỉ đạo tại buổi lễ, Phó thủ tướng Trần Hồng Hà ghi nhận, đánh giá cao và chúc mừng những thành tựu nổi bật mà tỉnh Bình Thuận đạt được trong chặng đường vừa qua.

Phó thủ tướng cho rằng với điều kiện và lợi thế riêng đã được nêu rõ trong quy hoạch, tỉnh Bình Thuận được xác định là một trung tâm công nghiệp về năng lượng sạch và du lịch biển là kinh tế mũi nhọn, gắn với du lịch sinh thái. Bình Thuận sẽ thành tỉnh phát triển năng động, nhanh, bền vững, làm giàu từ biển.

Phó thủ tướng lưu ý: "Quy hoạch Bình Thuận được công bố hôm nay chỉ là bước khởi đầu mang tính định hướng không gian phát triển, theo sự liên kết giữa các tỉnh vùng Duyên hải Nam Trung Bộ cũng như các vùng kinh tế - xã hội khác như Tây Nguyên, Đông Nam Bộ…".

Phó thủ tướng Trần Hồng Hà phát biểu chỉ đạo tại buổi lễ - Ảnh: ĐỨC TRONG

Phó thủ tướng Trần Hồng Hà phát biểu chỉ đạo tại buổi lễ - Ảnh: ĐỨC TRONG

"Dựa trên những kinh nghiệm của địa phương, trong quá trình quy hoạch, xây dựng đô thị, Bình Thuận cần có giải pháp ứng phó, xử lý những vấn đề mà các đô thị lớn trong cả nước hiện đang mắc phải như: Vấn đề ô nhiễm môi trường, tài nguyên, ùn tắc giao thông, ngập lụt, sự đồng bộ kết cấu hạ tầng…", Phó thủ tướng lưu ý thêm.

Phó thủ tướng phát biểu tiếp: "Bình Thuận cần tiếp tục tận dụng được lợi thế của vùng đất đầy nắng và gió. Đây chính là lợi thế để phát triển năng lượng xanh, năng lượng tái tạo, điện gió ngoài khơi… Và đó cũng chính là điểm nhấn để tạo sự khác biệt, là nguồn hấp dẫn mạnh nhất đối với các nhà đầu tư trong xu thế hiện nay. Bình Thuận phải coi đây là lĩnh vực ưu tiên và ưu tiên cao nhất để thu hút đầu tư".

Trong khuôn khổ lễ công bố, UBND tỉnh Bình Thuận đã trao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư cho 4 dự án, với tổng vốn đầu tư gần 2.100 tỉ đồng.

Tỉnh trao bảng ghi nhớ đăng ký đầu tư cho 7 nhà đầu tư, với tổng vốn đăng ký trên 127.000 tỉ đồng trên nhiều lĩnh vực: Bất động sản, hạ tầng khu cụm công nghiệp, thương mại dịch vụ, du lịch, năng lượng, khoáng sản….

Bình Thuận phấn đấu tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân thời kỳ 2021 - 2030 đạt 7,5 - 8%, trong đó: Công nghiệp - xây dựng tăng 11 - 12%/năm (công nghiệp tăng 12 - 13%/năm, xây dựng tăng 10 - 11%/năm); dịch vụ tăng 7 - 7,5%/năm; nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,5 - 3%/năm.

Về xã hội, Bình Thuận phấn đấu thu nhập bình quân đầu người năm 2030 tăng gấp 2,7-3,5 lần so với năm 2020; giảm tỉ lệ hộ nghèo bình quân 0,4-0,6%/năm (theo chuẩn nghèo từng thời kỳ).

Về sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường, duy trì tỉ lệ 100% dân số được cấp đủ nước cho nhu cầu sinh hoạt; đảm bảo năng lực cung cấp nước không thấp hơn 95% tổng nhu cầu nước cho các ngành kinh tế - xã hội khác.

Đến năm 2050, Bình Thuận trở thành cực phát triển quan trọng của khu vực Duyên hải Trung Bộ có kinh tế biển phát triển mạnh, bền vững, cơ cấu kinh tế hiện đại, là trung tâm năng lượng sạch, trung tâm cung cấp dịch vụ du lịch quốc gia và quốc tế…

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Làm sao để quy hoạch giúp TP.HCM trở lại vị trí hòn ngọc Viễn ĐôngBộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Làm sao để quy hoạch giúp TP.HCM trở lại vị trí hòn ngọc Viễn Đông

TP.HCM như lò xo đang bị bó kỹ, làm sao quy hoạch để thành phố bật lên, phát triển bứt phá, xứng đáng quay lại vị trí hòn ngọc Viễn Đông...

Xem thêm: mth.18423955182204202-oig-av-gnan-yad-tad-gnuv-eht-iol-gnud-nat-cut-peit-nac-nauht-hnib/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Bình Thuận cần tiếp tục tận dụng lợi thế vùng đất đầy nắng và gió”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools