Tỉ mỉ nặn ra những sợi con tôm bày lên đĩa trang trí, anh Nguyễn Tấn Đạt (quận 3, TP.HCM) cho biết, anh đã tập trung làm công việc này hơn tháng nay. - Mâm cổ Tết ba miền từ đất sét. Bộ sưu tập với hơn 20 món ăn như bánh chưng, bánh tét, gà luộc, thịt đông, nem chua,... được anh Đạt thể hiện một cách bắt mắt và sinh động.
Trên bàn là mâm cổ miền Bắc với các món ăn đặc trưng của ngày Tết là thịt đông, bánh chưng, chả giò, xôi, gà luộc lá chanh...
Khác với mâm cỗ miền Bắc, mâm cổ của miền Trung có nem chua, thịt luộc, tré... Tuy nhiên vẫn có con gà luộc. "Gà luộc là món không thể thiếu trong mâm cỗ của miền Bắc, nhưng ở một số nơi của miền Nam và miền Trung gà luộc trở thành món phổ biến trong mâm cơm cúng ông bà." - Anh nói.
Còn đối với mâm cơm miền Nam, thịt kho tàu là món phổ biến nhất trong ngày Tết.
Nếu như miền Bắc có bánh chưng thì miền Nam không thể thiếu bánh tét.
Khổ qua dồn thịt đối mang ý nghĩa qua hết khổ cực, năm mới nhiều may mắn.. vì thế nó cũng quan trọng trong mâm cơm cúng tổ tiên.
"Tết sum vầy" là thông điệp mà anh Đạt hướng tới khi làm ra những món ăn trong bộ sưu tập mâm cỗ ba miền của anh.
Mỗi món ăn đều được anh Đạt thực hiện công phu, anh mất một ngày tạo hình, sơn màu rồi phơi cho khô. "Trong quá trình làm tôi phải ngồi nghiên cứu thật kỹ cac món ăn của ba miền và khi thực hiện, tôi sẽ làm những món đặc trưng, phổ biến mà nhiều người biết đến nhất." - anh Đạt chia sẻ.
"Tôi nhận thấy, nhiều người trẻ bây giờ thích khám phá, trải nghiệm, họ lựa chọn đi du lịch nhiều hơn thay vì dành thời gian nấu ăn cùng gia đình ngày Tết. Vì thế, tôi thực hiện mâm cỗ này như cách để giữ gìn văn hóa truyền thống" - Anh Đạt chia sẻ.
Có kinh nghiệm làm các mô hình, vật phẩm của văn hóa vùng miền trước đó, vì vậy anh Đạt cũng dễ dàng hơn khi làm những mâm cỗ.
Ngoài những món ăn ngày Tết, anh Đạt còn có bộ sưu tập các món nước như bún mắm, bún chả cá Nha Trang, hũ tiếu nam vang,... anh Đạt chia sẻ, sắp tới anh sẽ thử thêm các chất liệu mới để làm các vật phẩm truyền thống, làng nghề,...