vĐồng tin tức tài chính 365

Các pha bẻ lái lợi nhuận năm 2020 chuyển từ lỗ lớn sang có lãi

2021-02-03 09:13

Đầu tiên phải kể đến ông lớn ngành hàng không Vietjet Air, trong bối cảnh các doanh nghiệp cùng lĩnh vực gặp khó vì ảnh hưởng của đại dịch Covid – 19, theo đó kết thúc quý 4/2020, Vietjet đạt lợi nhuận sau thuế của công ty mẹ là 274 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế hợp nhất là 995 tỷ đồng. Tính cả năm 2020, Vietjet đạt lợi nhuận sau thuế hợp nhất là 70 tỷ đồng, là một trong số ít các hãng hàng không trên thế giới không sa thải nhân viên và hoạt động có lợi nhuận trong năm 2020. Báo cáo tài chính của Vietjet cũng ghi nhận cơ cấu doanh thu phụ trợ đạt gần 50%, cho thấy hãng đã tăng cường các dịch vụ phụ trợ để bù đắp doanh thu vé máy bay.

 Các pha bẻ lái lợi nhuận năm 2020 chuyển từ lỗ lớn sang có lãi  - Ảnh 1.

Tập đoàn FLC cũng đã gây bất ngờ lớn khi báo lãi trước thuế quý 4 đạt hơn 2.500 tỷ, gấp gần 5 lần so với cùng kỳ năm trước và trên 4 lần so với quý trước đó giúp lợi nhuận trước thuế cả năm đạt gần 300 tỷ đồng và sau thuế hơn 180 tỷ đồng trong đó LNST công ty mẹ là hơn 27 tỷ đồng. Trước đó, do ảnh hưởng của đại dịch lên hầu hết các ngành nghề kinh doanh cốt lõi như du lịch, hàng không… FLC thậm chí đã đặt kế hoạch lỗ tới -1.957 tỷ đồng trong 2020. Lĩnh vực bất động sản của FLC trong năm 2020 có nhiều thông tin đáng chú ý, như khai trương khách sạn quy mô lớn nhất Việt Nam FLC Grand Hotel Quynhon, bàn giao Tổ hợp văn phòng, căn hộ khách sạn và trung tâm thương mại FLC Sea Tower Quynhon… Một lĩnh vực kinh doanh cốt lõi khác của FLC cũng ghi nhận nhiều kết quả đáng chú ý là hàng không. Kết thúc 2020, Bamboo Airways là một trong những hãng hàng không vẫn đạt được tăng trưởng công suất khai thác, đội bay, đường bay, nhân lực vượt cùng kỳ năm trước.

 Các pha bẻ lái lợi nhuận năm 2020 chuyển từ lỗ lớn sang có lãi  - Ảnh 2.

Tiếp đó ngay sau sự kiện ông Trần Bá Dương đảm nhận vị trí Chủ tịch của HAGL Agrico (HNG), doanh nghiệp này đã bất ngờ ghi nhận 945 tỷ doanh thu chuyển nhượng trong quý 4 giúp cả năm 2020 thoát lỗ ngoạn mục với lãi ròng 21 tỷ đồng. Con số lợi nhận này còn giúp doanh nghiệp tránh được tình cảnh bị hủy niêm yết cổ phiếu bắt buộc khi liên tiếp thua lỗ trong giai đoạn 2018-2019. Dù vậy, tính đến thời điểm 31/12/2020, HAGL Agrico (HNG) vẫn còn lỗ luỹ kế 2.307 tỷ đồng. Bước sang năm 2021, HNG đã chính thức về tay Thaco và trở thành công ty con của Thagrico (Thadi cũ). Trong lần chia sẻ mới đây, ông Trần Bá Dương khẳng định năm 2021 HNG sẽ không có lý do gì và sẽ không huỷ niêm yết. Riêng Thagrico, trong tương lai ông Dương cũng cho biết sẽ niêm yết, trong đó ông chủ mới cam kết vẫn sẽ đảm bảo lợi ích của các cổ đông hiện tại của HNG.

 Các pha bẻ lái lợi nhuận năm 2020 chuyển từ lỗ lớn sang có lãi  - Ảnh 3.

Điện lực Khánh Hòa (KHP) cũng đã bất ngờ công bố lãi rất cao trong quý 4/2020 giúp xóa lỗ 9 tháng đầu năm 2020. Theo đó do ảnh hưởng của dịch Covid – 19 và bão số 12 năm 2020 Tổng công ty điện lực Miền Trung đã có quyết định điều chỉnh giá bán điện nội bộ cho KHPC vào quý 4 đã giúp KHP đạt 314 tỷ đồng LNST cao gấp 71 lần so với quý 4/2019 – Đây cũng là con số lãi cao nhất theo quý mà KHP đạt được trong lịch sử niêm yết. Lợi nhuận quý 4 tăng cao đã giúp KHP xóa lỗ 9 tháng và cả năm quay đầu có lãi 43,7 tỷ đồng.

 Các pha bẻ lái lợi nhuận năm 2020 chuyển từ lỗ lớn sang có lãi  - Ảnh 4.

Xây dựng FLC Faros (ROS) sau khi báo lỗ 149 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm 2020, kết thúc quý 4/2020, lãi ròng của ROS tăng vọt lên 151 tỉ đồng, gấp đôi cùng kỳ nhờ ghi nhận doanh thu hoạt động tài chính. Con số này đã giúp ROS có lãi 2 tỷ đồng trong năm 2020 giảm tới 99% so với năm 2019 và chỉ hoàn thành được 4% kế hoạch. Trước đó, vào giữa năm 2020, ROS đã thông qua kế hoạch sáp nhập vào Đầu tư Khai khoáng và Quản lý tài sản FLC (FLC GAB). Dù kế hoạch sáp nhập đã được thông qua từ giữa năm 2020, nhưng đến nay, phía GAB và ROS vẫn chưa cho thấy động thái nào thúc đẩy việc sáp nhập.

 Các pha bẻ lái lợi nhuận năm 2020 chuyển từ lỗ lớn sang có lãi  - Ảnh 5.

Một pha bẻ lái nữa cũng rất đáng chú ý đến từ Thép POMINA (POM), nhờ tiết giảm đáng kể chi phí cùng với khoản thu nhập khác phát sinh đột biến (hơn 53 tỷ đồng), POM báo lãi trước thuế 166 tỷ đồng, cùng kỳ lỗ 52 tỷ. Lợi nhuận ròng tương ứng thu về 144 tỷ đồng, cải thiện mạnh so với số lỗ 58 tỷ hồi quý 4/2019. Luỹ kế cả năm, POM ghi nhận LNST 16 tỷ đồng, "cải tử hoàn sinh" so với mức lỗ ròng lên đến 309 tỷ đồng trong năm 2019. Có thể nói, năm 2020 là năm thắng lớn của ngành thép trước biến động tích cực của giá thép thế giới. Ngoài ra, tại POM tình hình kinh doanh khởi sắc còn được đóng góp từ dự án lò cao đi vào hoạt động hồi cuối quý 4/2020 đã mang lại hiệu quả giá thành giảm, lợi nhuận tương ứng tăng 5% so với cùng kỳ. Dự án dự kiến tiếp tục đóng góp mạnh mẽ trong năm 2021.

 Các pha bẻ lái lợi nhuận năm 2020 chuyển từ lỗ lớn sang có lãi  - Ảnh 6.

Trang Trần

Trí Thức Trẻ

Xem thêm: nhc.43862948030201202-ial-oc-gnas-nol-ol-ut-neyuhc-0202-man-nauhn-iol-ial-eb-ahp-cac/nv.zibefac

Comments:0 | Tags:No Tag

“Các pha bẻ lái lợi nhuận năm 2020 chuyển từ lỗ lớn sang có lãi”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools