vĐồng tin tức tài chính 365

"Siết" thuế thương mại điện tử xuyên biên giới

2021-02-03 10:15

Doanh nghiệp kinh doanh trên nền tảng số, có nguồn thu từ các nền tảng xuyên biên giới, ngành thuế đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó trọng tâm là đẩy mạnh công tác tuyên truyền, đồng hành hỗ trợ và nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người nộp thuế.

Số thu từ các tổ chức Việt Nam có ký hợp đồng quảng cáo trực tuyến với tổ chức nước ngoài không thành lập pháp nhân tại Việt Nam, như Google, YouTube, Facebook tăng từ 46,86 tỷ đồng năm 2016 lên tới 1.010 tỷ đồng vào năm 2019. Năm 2020, số thu thuế từ hoạt động thương mại điện tử đạt 1.143 tỷ đồng. Đáng chú ý, cơ quan quản lý thuế ghi nhận trường hợp một cá nhân sinh năm 1992, hộ khẩu quận Cầu Giấy, có thu nhập lên tới 330 tỷ đồng từ việc sáng tác phần mềm trên Google Play và App Store, với số thuế đã nộp là 23,4 tỷ đồng.

SIẾT QUẢN LÝ, THÊM KHOẢN THU 

Đại diện Cục Thuế Hà Nội cho biết, đây là số thuế do các cá nhân tự kê khai và tự nộp sau thời gian được cơ quan thuế hướng dẫn, tập huấn cách thực hiện nghĩa vụ thuế với nguồn thu từ thương mại điện tử. Những năm trước, có nhiều cá nhân phát sinh thu nhập từ các nền tảng thương mại điện tử nhưng chưa kê khai và nộp thuế, cơ quan quản lý cũng chưa đủ cơ sở để thực hiện thu. Tuy nhiên, hiện quy định quản lý thuế đối với các hoạt động thương mại điện tử đã có trong Luật Quản lý thuế số 38/2019 nên cơ quan thuế đã tích cực vận động, tuyên truyền trên cơ sở ưu tiên người nộp thuế tự kê khai, tự nộp. 

Ngoài ra, hiện cục thuế thành phố cũng đang theo dõi, quản lý nhiều trường hợp có thu nhập từ thương mại điện tử đã tự kê khai nhưng chưa đến ngưỡng phải nộp thuế và vẫn trong diện quản lý, theo dõi.

Tại Cục Thuế thành phố Hà Nội, tính đến tháng 12/2020, hệ thống dữ liệu của ngành thuế đã quản lý thu của các cá nhân có hoạt động từ Google, Facebook, Youtube... với tổng doanh thu của các cá nhân là 2.200 tỷ đồng. Trong 2 năm 2019 và 2020, đã có 333 cá nhân đã nộp thuế với số thuế đã nộp là 148 tỷ đồng, trong đó, năm 2019 là 25 tỷ đồng; năm 2020 đạt 123 tỷ đồng, tăng gần 5 lần so với năm 2019. Trong đó, có cá nhân doanh thu hơn 330 tỷ đồng đã nộp số thuế 23 tỷ đồng tại Chi cục Thuế quận Cầu Giấy.

Một cá nhân khác nộp thuế tiêu biểu cũng thuộc quận Cầu Giấy là một chàng trai 30 tuổi, cũng sáng tác phần mềm đăng tải trên các ứng dụng, với mức thu nhập 260 tỷ đồng, nộp thuế 18,1 tỷ đồng. Trong năm 2020, riêng cục thuế quận Cầu Giấy đã có 65 cá nhân kinh doanh online kê khai và nộp thuế tới 55 tỷ đồng.

Lãnh đạo Chi cục Thuế quận Cầu Giấy cho biết, qua rà soát cơ quan thuế đã phân loại, nhận định hoạt động thương mại điện tử tập trung vào 3 loại hình chủ yếu. Đó là kinh doanh, bán hàng qua mạng xã hội; cung cấp các ứng dụng, sản phẩm tại các kho ứng dụng hiện nay để thu phí sử dụng và phí quảng cáo; cung cấp dịch vụ, bán hàng qua mạng.

Căn cứ dữ liệu thu thập từ các đơn vị trung gian vận chuyển, cung cấp ứng dụng lưu trú, Cục thuế thành phố Hà Nội đang xây dựng cơ sở dữ liệu 2.307 địa chỉ cho thuê nhà, 31.244 cửa hàng có hoạt động kinh doanh thương mại điện tử để thực hiện công tác quản lý thuế. Tính đến tháng 12/2020, Cục thuế đã triển khai kế hoạch thanh, kiểm tra cá nhân nhận thu nhập từ quảng cáo trên các trang mạng ứng dụng, gồm 14 doanh nghiệp và 169 cá nhân với số tăng thu là 68 tỷ đồng.

Tại thành phố Hồ Chí Minh, để quản lý và thu thuế đối với các tổ chức, cá nhân kinh doanh thương mại điện tử, Cục Thuế thành phố Hồ Chí Minh đã thực hiện rà soát 14.951 trang web. Từ đó, xác định 1.092 chủ trang web thuộc đối tượng chịu thuế. Trong quá trình làm việc, đã có 56 cá nhân tự giác kê khai với số thuế khai bổ sung và tiền chậm nộp là 1,83 tỷ đồng. Cơ quan thuế đã xử lý qua kiểm tra đối với 580 doanh nghiệp và cá nhân với tổng số thuế truy thu, phạt và tiền chậm nộp là 18,5 tỷ đồng.

Cục thuế cũng tiến hành rà soát 4.573 tổ chức, cá nhân cư trú tại Việt Nam cung cấp dịch vụ xuyên biên giới có phát sinh thu nhập tại Việt Nam. Trong đó, qua tuyên truyền vận động, đã có 3.630 doanh nghiệp và cá nhân đã tự giác khai bổ sung với số thuế tự kê khai và số tiền chậm nộp 35,2 tỷ đồng. Qua kiểm tra, cơ quan thuế đã truy thu và phạt vi phạm hành chính đối với 103 trường hợp với tổng số tiền là 13 tỷ đồng.

Tại Cục Thuế thành phố Đà Nẵng, tổng số trang web kinh doanh thương mại điện tử đã được rà soát là 8.710 trang, trong đó, xác định có 627 trường hợp người nộp thuế lập trang web để quảng cáo hoặc bán hàng trực tuyến qua mạng, đã kê khai nộp thuế. Có 8 trường hợp người nộp thuế tự giác kê khai nộp hoặc bị xử lý truy thu thuế và phạt với tổng số tiền nộp ngân sách nhà nước là trên 24 tỷ đồng.

TỰ GIÁC NỘP THUẾ ĐỂ TRÁNH BỊ PHẠT  

Kết quả thu thuế thương mại điện tử dần khả quan hơn nhờ Luật Quản lý thuế số 38/2019 có hiệu lực từ ngày 1/7/2020, Nghị định 126 đã đưa ra nhiều nội dung quan trọng, trong đó, có các quy định chặt chẽ về quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử. Bà Nguyễn Thị Lan Anh, Vụ trưởng Vụ Quản lý thuế doanh nghiệp nhỏ và vừa, hộ kinh doanh và cá nhân, Tổng cục Thuế cho hay "theo quy định của pháp luật, nếu người nộp thuế khai sai, khi cơ quan thuế phát hiện sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế, cũng như tính tiền chậm nộp. 

Trường hợp người nộp thuế cố tình trốn thuế, theo quy định của pháp luật hiện hành, có thể bị xử phạt từ 1-3 lần". Trường hợp nặng hơn, cơ quan thuế sẽ chuyển sang cơ quan điều tra để xử lý hình sự theo quy định của pháp luật. "Do đó để tránh bị xử phạt, người nộp thuế cũng cần phải tìm hiểu về chính sách thuế và tự giác thực hiện nghĩa vụ kê khai và nộp thuế", bà Lan Anh nhấn mạnh.

Về phía cơ quan thuế sẽ luôn đồng hành để hỗ trợ người nộp thuế thực hiện nghĩa vụ theo đúng các quy định của pháp luật. Khi có vướng mắc phát sinh về việc đăng ký, kê khai, nộp thuế, các tổ chức, cá nhân có thể liên hệ ngay với cơ quan thuế để được hướng dẫn, hỗ trợ kịp thời. Cụ thể, đẩy mạnh tuyên truyền, hỗ trợ cho người nộp thuế thực hiện việc kê khai và nộp thuế đối với thương mại điện tử.

Tại các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng đã đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến chính sách thuế, kê khai nộp thuế đến tất cả người nộp thuế có hoạt động thương mại điện tử. Đồng thời, rà soát, đôn đốc người nộp thuế có hoạt động thương mại điện tử phải kê khai, nộp thuế theo quy định phù hợp với phân cấp quản lý người nộp thuế tại địa phương. Cơ quan thuế đã thực hiện thanh tra, kiểm tra theo quy định đối với các doanh nghiệp có kinh doanh thương mại điện tử. Đặc biệt, thực hiện ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế, cơ quan thuế các địa phương đã phối hợp với các ngân hàng thương mại để kiểm soát dòng tiền từ nước ngoài chuyển về cho các tổ chức, cá nhân.

Đối với mô hình hoạt động kinh doanh dịch vụ quảng cáo trực tuyến của các tổ chức nước ngoài không thành lập pháp nhân tại Việt Nam như Google, YouTube, Facebook, cơ quan thuế thực hiện quản lý thuế đối với thu nhập phát sinh từ hoạt động này thông qua các đối tác hoặc đại lý quảng cáo của các công ty này hoặc các doanh nghiệp mua dịch vụ trực tiếp của các công ty này tại Việt Nam. Như vậy, hiện các doanh nghiệp Việt Nam ký hợp đồng quảng cáo với các tổ chức nước ngoài thì thực hiện kê khai, nộp thuế thay cho các nhà thầu, tổ chức nước ngoài. Đối với số thuế đã kê khai nộp thay, các doanh nghiệp được tính vào chi phí được trừ khi kê khai thuế thu nhập doanh nghiệp.

Ông Mai Sơn, Cục trưởng Cục Thuế thành phố Hà Nội cho rằng "xu thế phát triển của thương mại điện tử hiện nay đặt ra yêu cầu phải đẩy mạnh quản lý thuế, chống thất thu ngân sách trong lĩnh vực này". Cục Thuế thành phố Hà Nội chủ động trong việc tìm kiếm các giải pháp quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh thương mại điện tử. Nhờ đó, năm 2020 thu từ hoạt động thương mại điện tử tăng gấp 5 lần so với năm 2019. Lãnh đạo Cục Thuế thành phố Hà Nội cũng cho biết, thời gian tới, sẽ tập trung nhân lực cho công tác chống chuyển giá, chống xói mòn cơ sở thuế như vốn mỏng, chi phí lãi vay, thương mại điện tử xuyên biên giới, giao dịch qua các cổng thanh toán quốc tế...

Ông Mai Sơn, Cục trưởng Cục Thuế Hà Nội

Trong năm 2021, với mục tiêu nâng cao công tác quản lý thuế, ngoài nhóm giải pháp đơn giản hóa thủ tục hành chính, hiện đại hóa công tác thu nộp ngân sách đối với cá nhân người nộp thuế, cụ thể là thực hiện các hình thức thu nộp không dùng tiền mặt, Cục Thuế thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa công tác chống thất thu đối với hoạt động kinh doanh thương mại điện tử, chống xói mòn cơ sở thuế".


Xem thêm: mth.86400432120201202-ioig-neib-neyux-ut-neid-iam-gnouht-euht-teis/nv.ymonocenv

Comments:0 | Tags:No Tag

“"Siết" thuế thương mại điện tử xuyên biên giới”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools