Tại các khu chợ dân sinh, cá chép là vật không thể thiếu trong ngày lễ này. Năm nay do thời tiết tháng trước khá lạnh, cá giống chết nhiều khiến cá ít hơn. Dịch bệnh COVID-19 cũng khiến cá ở một số vùng nuôi không xuất đi được, nên giá bán cá tăng gấp đôi.
"Năm nay, số lượng cá ít hơn mọi năm, giá cả cao hơn. Cá nhỏ có giá từ 50.000 - 60.000 đồng/con. Cá to có giá 100.000 - 150.000 đồng/con. Do ảnh hưởng của dịch bệnh, người dân cũng mua bán vừa phải", chị Nguyễn Thị Yến, tiểu thương chợ Thành Công, Hà Nội, chia sẻ.
Dịch bệnh COVID-19 khiến cá ở một số vùng nuôi không xuất đi được, nên giá bán cá tăng gấp đôi. (Ảnh: Dân trí)
So với năm trước, năm nay, đồ lễ cúng ông Công, ông Táo khá đẹp và mẫu mã phong phú. Theo các tiểu thương, những mặt hàng này được nhập về từ làng nghề Đông Hồ ở Bắc Ninh và Duyên Hà, Văn Hội ở huyện Thường Tín, Hà Nội. Năm nay, giá các mặt hàng này không tăng, nhưng sức mua của người tiêu dùng giảm khá nhiều.
"Do ảnh hưởng dịch bệnh nên vàng mã năm nay bán chậm hơn mọi năm", chị Nguyễn Thị Tú cho hay.
Năm nay, giá các mặt hàng vàng mã không tăng, nhưng sức mua của người tiêu dùng giảm khá nhiều. (Ảnh minh họa: Dân trí)
Còn tại phố Hàng Mã, mặt hàng phục vụ lễ cúng ông Công, ông Táo được bày bán khá đa dạng, bên cạnh các mặt hàng trang trí Tết. Giá vàng mã tại đây cũng không khác biệt nhiều so với các chợ dân sinh.
Theo phong tục cổ truyền của người Việt Nam, ngày 23 tháng Chạp, ông Công và ông Táo sẽ cưỡi cá chép về trời để trình báo những chuyện xảy ra trong gia đình với Ngọc Hoàng.
VTV.vn - Tại Việt Nam, có sự khác nhau về phong tục cúng ông Công ông Táo ở 3 miền Bắc - Trung - Nam. Những điểm khác biệt ấy là gì?
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!