Người dân biểu tình bên ngoài Đại sứ quán Myanmar tại thủ đô Bangkok, Thái Lan, ngày 2-2 để phản đối việc bà Aung San Suu Kyi bị quân đội bắt - Ảnh: NYT
Theo nội dung tuyên bố chung đăng trên trang web của Chính phủ Anh hôm nay 3-2, ngoại trưởng các nước G7 bày tỏ quan điểm nhất trí lên án cuộc đảo chính do quân đội chủ trì vừa xảy ra tại Myanmar.
"Chúng tôi vô cùng lo ngại trước việc bắt giữ các nhà lãnh đạo chính trị và các nhà hoạt động xã hội dân sự, trong đó có Cố vấn nhà nước Aung San Suu Kyi, Tổng thống Win Myint", tuyên bố chung viết.
"Chúng tôi kêu gọi quân đội ngay lập tức chấm dứt tình trạng khẩn cấp, khôi phục quyền lực cho chính phủ đã được bầu một cách dân chủ, thả tất cả những người đã bị bắt giữ bất hợp pháp và tôn trọng các quyền con người cũng như tôn trọng luật pháp", thông cáo tiếp.
Các ngoại trưởng G7 một lần nữa nhắc lại trong tuyên bố chung rằng "các kết quả bầu cử tháng 11-2020 phải được tôn trọng và quốc hội cần được triệu tập họp sớm nhất".
Tuyên bố bày tỏ quan ngại sâu sắc trước việc thông tin liên lạc đã bị hạn chế, nhắc lại thông cáo chính thức năm 2019, trong đó các ngoại trưởng G7 nhắc lại cam kết ủng hộ của nhóm này với quá trình chuyển giao dân chủ và hòa bình tại Myanmar.
Bà Aung San Suu Kyi có thể bị phạt tới 3 năm tù
Trong diễn biến liên quan, trong phiên tòa hôm nay 3-2, bà Aung San Suu Kyi bị buộc tội nhập khẩu phi pháp ít nhất 10 thiết bị bộ đàm. Cáo buộc được tuyên sau khi nhóm quân nhân lục soát biệt thự của bà Suu Kyi tại thủ đô Naypyidaw và phát hiện các thiết bị bộ đàm này không có giấy tờ nhập khẩu hợp pháp. Theo báo New York Times, nếu bị kết án, bà Aung San Suu Kyi có thể bị phạt tới 3 năm tù. Hiện bà Aung San Suu Kyi sẽ bị giam trong 15 ngày.
TTO - "Với tư cách là quốc gia láng giềng thân thiện với Myanmar, chúng tôi luôn muốn các bên ở Myanmar giải quyết những khác biệt một cách phù hợp", phát ngôn viên Vương Văn Bân của Bộ Ngoại giao Trung Quốc nêu quan điểm ngày 3-2.
Xem thêm: mth.36093609130201202-ramnaym-iat-hnihc-oad-na-nel-gnuhc-ob-neyut-ar-7g/nv.ertiout