vĐồng tin tức tài chính 365

Quỹ phòng chống thiên tai: Khó thu, không công khai, người đóng e ngại

2021-02-03 20:25

Quỹ phòng chống thiên tai: Khó thu, không công khai, người đóng e ngại

Lan Nhi

 

(TBKTSG Online)- Rất nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước phản ánh đến các cơ quan soạn thảo Dự thảo Nghị định về thành lập và quản lý Quỹ phòng, chống thiên tai-PCTT (thay thế cho các nghị định cũ) về việc cách thức thu nộp Quỹ này gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc thu nộp và cách thức công khai việc sử dụng quỹ.

Nhiều doanh nghiệp FDI (như Samsung, ảnh) có lượng lao động cực lớn. Việc tổ chức thu quỹ phòng chống thiên tai với cách thức thu và cách thức sử dụng chưa hợp lý khiến nhiều doanh nghiệp FDI lo ngại Ảnh:TL

Trong một văn bản được 29 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) vừa gửi đến Bộ NN và PTNN đầu tháng 1 để góp ý về dự thảo này, đại diện các doanh nghiệp FDI, mà đứng đầu là Công ty TNHH Canon Việt Nam đã phản ánh việc: “Rất nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn, vướng mắc khi thực hiện việc thu nộp tiền từ người lao động nộp về quỹ. Theo quy định hiện có, các doanh nghiệp đã phải nộp phần nghĩa vụ của doanh nghiệp nhưng vẫn phải thu nộp thêm của người lao động. Điều 102 của Bộ luật Lao động không cho phép doanh nghiệp khấu trừ lương của người lao động cho quỹ này. Doanh nghiệp cũng không thể thu tiền mặt trực tiếp từ cá nhân lao động, nhất là với các doanh nghiệp có lượng lao động lớn.
Cục Ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai  (Tổng cục Phòng chống thiên tai-Bộ NN và PTNN) cho biết: đến hết tháng tháng 5/2020, đã có 60/63 tỉnh, thành phố trên cả nước tiến hành thu Quỹ PCTT. Ba địa phương đã thành lập quỹ nhưng chưa tổ chức thu là Lai Châu, Quảng Bình và Bạc Liêu. Sau 6 năm thu quỹ, tổng kinh phí thu được tại các địa phương là 3.164 tỉ đồng. Trong khi định mức đề ra trong nghị định 94 hiện hành ở mức lớn hơn nhiều lần.
Tính riêng nguồn thu từ các tổ chức kinh tế hạch toán độc lập, theo quy định thì mỗi năm, một doanh nghiệp/ đơn vị có nghĩa vụ đóng tối thiểu 500.000 đồng, tối đa 100 triệu đồng. Nếu thu đủ, thì nguồn thu về cho quỹ rất lớn. Ví dụ như TP. Hồ Chí Minh, có thể thu 292,3 tỉ đồng/năm. Chưa kể cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan, tổ chức, lực lượng vũ trang hưởng lương, cán bộ quản lý trong các doanh nghiệp nhà nước phải đóng 1 ngày lương/người/năm theo mức lương cơ bản; người lao động trong các doanh nghiệp đóng 1 ngày lương/người/năm theo mức lương tối thiểu vùng; người lao động khác đóng 15.000 đồng/người/năm.
Việc chi quỹ cũng rất phức tạp và chưa công khai đầy đủ. Theo báo cáo của Cục ứng phó khắc phục hậu quả thiên tai, trong 6 năm có nghị định này, các địa phương mới sử dụng gần 1500 tỉ đồng và hiện tồn dư 1684 tỉ động. 7 địa phương chỉ thu chứ không chi quỹ như: Điện Biên, Hải Dương, Hà Nam, Ninh Bình, Quảng Ngãi, Lâm Đồng.
Do đó, khi dự thảo nghị định sửa đổi còn nguyên những bất cập, doanh nghiệp và Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) còn nguyên những lo ngại về cách thức thu nộp, sử dụng và công khai quỹ này. Theo văn bản mới nhất của VCCI gửi Bộ NN-PTNN, VCCI đã chỉ ra hàng loạt những vấn đề về cách thức  thu-chi quỹ. Theo đó: Đây là quỹ trung ương và quỹ đặt tại địa phương thì phải có quy định về tài liệu công khai tài chính (gồm kế hoạch hoạt động, kế hoạch thu-chi) để doanh nghiệp và người dân giám sát xem tiền của mình đã được thu-chi như thế nào.Các báo cáo của quỹ trung ương phải được kiểm toán độc lập Báo cáo tài chính và công khai báo cáo sau kiểm toán.
Dự thảo quy định về việc công khai thu chi quỹ của địa phương. Theo đó, các địa phương phải công khai báo cáo quyết toán thu chi, nội dung chi theo địa bàn cấp huyện trên website của UBND cấp tỉnh. VCCI tiến hành tìm kiếm thông tin về báo cáo sử dụng Quỹ tại website của các địa phương. Kết quả cho thấy, chỉ có một địa phương (Bình Dương) có báo cáo chi tiết đến từng dự án/hoạt động sử dụng quỹ để doanh nghiệp và người dân có thông tin để giám sát trên thực tế. Có hai địa phương (Quảng Ninh và Thành phố Hồ Chí Minh) có báo cáo về số tiền chi cho các quận, huyện, đơn vị trong tỉnh, nhưng không chi tiết từng hoạt động. Tất cả các địa phương khác không có thông tin báo cáo về việc sử dụng quỹ. Như vậy, tình hình thực hiện quy định về công khai thu chi Quỹ là rất bất cập, cần bổ sung một số quy định: Phải công khai chi tiết từng dự án/hoạt động sử dụng quỹ, chứ không chỉ công khai số tiền chi cho địa bàn cấp huyện như dự thảo. Việc công khai số tiền chi cho từng huyện sẽ là “đánh đố” người dân và doanh nghiệp khi muốn giám sát số tiền đóng góp của mình được sử dụng như thế nào. Đề nghị bổ sung quy định về viêc quỹ trung ương định kỳ hàng năm giám sát việc công khai thông tin của các quỹ địa phương, báo cáo nội dung này trên website của quỹ trung ương, đi kèm với đường dẫn (link) đến các website của địa phương đăng tải thông tin, trước ngày 30/5 hàng năm. Và trong mẫu giấy thông báo quỹ địa phương gửi cho các doanh nghiệp đề nghị nộp tiền hàng năm cần có đường dẫn (link) đến địa chỉ đăng tải thông tin. Nếu không có đường dẫn này hoặc đường dẫn không hoạt động vào thời điểm doanh nghiệp kiểm tra thì doanh nghiệp có quyền từ chối nộp tiền.

Xem thêm: lmth.iagn-e-gnod-iougn-iahk-gnoc-gnohk-uht-ohk-iat-neiht-gnohc-gnohp-yuq/005313/nv.semitnogiaseht.www

Comments:0 | Tags:No Tag

“Quỹ phòng chống thiên tai: Khó thu, không công khai, người đóng e ngại”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools