vĐồng tin tức tài chính 365

Đi lại mùa COVID-19, tính sao?

2021-02-04 09:19
Đi lại mùa COVID-19, tính sao? - Ảnh 1.

Ngại tình hình dịch bệnh, hai bạn sinh viên quê ở Quảng Nam, hiện học tại Trường đại học Kinh tế TP.HCM, tìm hiểu thông tin trên mạng và đến ga Sài Gòn trả vé - Ảnh: NHẬT THỊNH

Trao đổi với Tuổi Trẻ, một chuyên gia của Bộ Y tế cho biết Thủ tướng Chính phủ đã ủy quyền cho các địa phương ban hành các quy định phù hợp với tình hình.

Do đó, việc có cách ly người về từ những vùng "nhạy cảm" như Hà Nội hoặc một số địa phương có người dương tính với COVID-19 hay không vào dịp tết này là tùy theo quyết định của lãnh đạo các địa phương.

"Không về tết này còn tết khác..."

Ngày 3-2, UBND tỉnh Đồng Nai đã có văn bản gửi đến các doanh nghiệp (DN) trên địa bàn vận động, tạo điều kiện cho công nhân ngoại tỉnh không về quê trong dịp Tết Nguyên đán 2021. Theo đó, lao động về đón tết ở các địa phương có dịch hoặc đi qua các địa phương có dịch nhiều khả năng sẽ bị phong tỏa rất cao và không thể trở lại làm việc sau tết.

Đặc biệt, nếu tiếp xúc gần với người nhiễm COVID-19 trong cộng đồng sẽ dẫn đến nguy cơ làm bùng phát dịch khi trở lại Đồng Nai làm việc.

Hơn nữa, khi người lao động bị cách ly tập trung sẽ dẫn đến tình trạng thiếu hụt lao động, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của DN.

Do đó, với tinh thần "không về tết này còn tết khác, nhưng dịch không dập lúc này thì không còn lúc khác", chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai kêu gọi và đề nghị lãnh đạo các DN trên địa bàn vận động, khuyến cáo công nhân, người lao động ngoại tỉnh không trở về quê trong dịp Tết Nguyên đán 2021, DN tùy vào khả năng có hình thức hỗ trợ công nhân lao động ở lại địa phương đón tết.

Chiều cùng ngày, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cũng có văn bản yêu cầu tạm dừng các hoạt động, sự kiện có tập trung trên 50 người, nhất là trong dịp Tết Nguyên đán, thực hiện nghiêm yêu cầu "5K" và xử phạt nặng các trường hợp không đeo khẩu trang đúng quy định, không thực hiện khai báo y tế hoặc khai báo y tế không trung thực.

Địa phương này khuyến cáo người dân tạm dừng kế hoạch, lịch trình du lịch, thăm thân nhân ngoài tỉnh, đồng thời yêu cầu các cơ quan chức năng kiểm soát chặt chẽ người ra, vào tỉnh từ nay đến sau Tết Tân Sửu.

Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Nguyễn Lương Tâm - phó giám đốc Sở Y tế Hà Tĩnh - cho biết địa phương này đã xây dựng các phương án, cơ sở cách ly y tế tập trung nhằm chuẩn bị sẵn sàng cho tình huống xảy ra dịch.

Tuy nhiên, theo ông Tâm, trong thời điểm dịch COVID-19 có nhiều diễn biến phức tạp, người dân Hà Tĩnh đang đi làm ăn xa nên cân nhắc kỹ việc trở về quê dịp tết. Nếu trở về ăn tết cũng phải khai báo y tế.

Đi lại mùa COVID-19, tính sao? - Ảnh 2.

Người dân rất ý thức trong việc phòng chống dịch khi đi lại nơi đông người - Ảnh: Q.ĐỊNH

Các địa phương kiểm soát người đi lại ra sao?

Ngày 3-2, trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Phạm Mạnh Cường - giám đốc Sở Y tế tỉnh Hải Dương - cho biết những người không ở vùng bị phong tỏa, bị cách ly y tế do dịch COVID-19 vẫn được ra vào Hải Dương bình thường, trừ các khu vực mà Hải Dương đang triển khai biện pháp phong tỏa, cách ly y tế.

Tương tự, TP Hải Phòng và tỉnh Thái Bình đã có văn bản chỉ đạo tăng cường công tác kiểm soát người dân qua lại tại khu vực cửa ngõ ra vào địa phương mình. Tuy nhiên, những người không thuộc vùng dịch (đã được Bộ Y tế công bố) khi ra vào các địa phương này sẽ chỉ phải thực hiện khai báo y tế, đo kiểm tra thân nhiệt.

Trước đó, theo chỉ đạo của UBND TP Hà Nội, các quận huyện triển khai thông tin rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng với những người từng đến TP Chí Linh (Hải Dương) và Vân Đồn (Quảng Ninh).

Theo đó, người dân về từ Chí Linh từ ngày 1-1 và sân bay quốc tế Vân Đồn từ ngày 5-1 cần chủ động đến trạm y tế nơi lưu trú hoặc trung tâm y tế địa phương khai báo y tế để được lấy mẫu xét nghiệm sàng lọc COVID-19.

Ông Hà Tiến Thăng - chánh văn phòng UBND tỉnh Thái Bình - nhấn mạnh những người trở về từ vùng dịch (theo cập nhật của Bộ Y tế) sẽ phải đi cách ly y tế tập trung theo quy định. Những ai không chấp hành việc cách ly tập trung, lực lượng chức năng sẽ buộc quay đầu.

Cũng theo ông Thăng, người dân đến từ Hà Nội hay các địa phương khác không nằm trong vùng dịch chỉ cần khai báo y tế, lịch trình di chuyển.

Theo ông Bùi Đình Long - phó chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An, người dân về quê dịp tết phải chủ động khai báo y tế, theo dõi sức khỏe. Riêng trường hợp F1 sẽ được cách ly y tế tập trung, người F2 và F3 phải cách ly tại nhà.

Người dân từ các địa phương chưa có ca COVID-19 về quê sẽ không phải cách ly tại nhà và cách ly y tế tập trung.

Khi nào cấm đi lại?

Trao đổi với Tuổi Trẻ, một chuyên gia của Bộ Y tế cho biết Thủ tướng Chính phủ đã ủy quyền cho các địa phương ban hành các quy định phù hợp với tình hình. Do đó, việc có cách ly "người từ Hà Nội" hay không vào dịp tết này là tùy theo quyết định của lãnh đạo các tỉnh thành. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có địa phương nào đưa ra quyết định như vậy.

Chỉ có những vùng dịch hay vùng bị phong tỏa mới ngăn đi lại. Còn nếu ngăn đi lại hoặc yêu cầu cách ly là không đúng quy định.

PGS.TS TRẦN ĐẮC PHU
(cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng, Bộ Y tế)

"Quan điểm của tôi là không nên thực hiện ngăn sông cấm chợ, phải vừa mở nhưng vừa đóng, đều bằng hàng rào kỹ thuật. Vì dịch còn kéo dài, không thể gây khó khăn cho việc di chuyển của người dân. Thay cho việc đóng cửa, nên nỗ lực nhanh chóng trong khoanh vùng, truy vết để dập dịch" - chuyên gia này nói.

Giải thích về cấm đi lại, ông Trần Đắc Phu - cố vấn cao cấp Trung tâm đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng (Bộ Y tế) - cho biết ổ dịch/vùng dịch là những nơi đã có quyết định phong tỏa hoặc cách ly y tế, trong vùng có rào chắn.

"Chỉ cấm đi lại từ ổ dịch, còn đi lại trong phường này và ngoài phạm vi phường là bình thường, không được cấm đoán, nếu có cấm đoán hãy báo lên Ban chỉ đạo chống dịch quốc gia" - ông Phu nói.

Bến xe tăng cường các biện pháp phòng dịch

Sáng 3-2, ghi nhận tại bến xe Miền Đông (quận Bình Thạnh) cho thấy hàng nghìn người đổ ra bến để lên xe về quê. Nhiều người xếp hàng mua, đổi trả vé... Các hàng ghế chờ cũng ken đặc hành khách, hành lý la liệt trên sàn.

Càng về trưa, lượng khách càng đông, chủ yếu là học sinh - sinh viên, người lao động từ TP.HCM về các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên. Nhân viên bến xe đi kiểm tra dọc hành lang chờ xe, nhắc nhở hành khách đeo khẩu trang, hạn chế tiếp xúc...

ha_benxemd3-2_ (16) 1(read-only)

Bến xe Miền Đông tăng cường các biện pháp phòng chống dịch với hành khách - Ảnh: HOÀNG AN

Trao đổi với báo Tuổi Trẻ, ông Đỗ Phú Đạt - phó giám đốc bến xe Miền Đông - cho biết bến xe bước vào cao điểm phục vụ tết từ ngày 2-2 (21 tháng chạp) với lượng khách tăng cao so với ngày thường. Trong ngày 3-2, dự kiến lượng khách tại bến xe này vào khoảng 23.000 lượt, tương đương số lượt khách của ngày trước đó.

Lượng khách ra vào bến xe Miền Tây (Q.Bình Tân) cũng bắt đầu tăng, nhưng dự kiến từ ngày 8 đến hết 11-2 (27 tháng chạp đến 30 tết) lượng khách tại bến xe này khoảng 50.000 lượt/ngày.

Theo Sở GTVT TP.HCM, các bến xe trên địa bàn đủ năng lực phục vụ hàng triệu người dân về các tỉnh trong dịp tết năm nay. Người dân không nên vì không mua được vé xe các hãng thương hiệu mà phải mua vé xe "chợ đen" với giá đắt đỏ.

Đặc biệt, hành khách đã mua vé trước từ TP.HCM về các tỉnh Hải Dương, Quảng Ninh sẽ được hỗ trợ đổi, trả vé có hoàn tiền.

Trả lời câu hỏi về các biện pháp phòng chống dịch cho hành khách, đại diện các bến xe cho biết luôn nhắc nhở hành khách và nhà xe thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng chống dịch theo thông điệp "5K". Hành khách nào không thực hiện nghiêm có thể bị mời xuống xe.

"Đối với chủ xe, thành viên đơn vị, lái xe kinh doanh vận tải, nhân viên phục vụ trên xe không vận chuyển người nước ngoài nhập cảnh trái phép, thông tin kịp thời đến cơ quan chức năng có thẩm quyền khi có trường hợp chở người nước ngoài nhập cảnh trái phép trên địa bàn TP", ông Đỗ Phú Đạt nhấn mạnh.

THU DUNG

Bến xe miền Đông đông đúc người về quê đón tết sớm vì sợ dịchBến xe miền Đông đông đúc người về quê đón tết sớm vì sợ dịch

TTO - Chiều 3-2, lượng khách đổ về bến xe Miền Đông tăng cao. Sinh viên ở các trường đại học tại TP.HCM được nghỉ học để phòng dịch nên tranh thủ về quê đón tết sớm.

Xem thêm: mth.64002608040201202-oas-hnit-91-divoc-aum-ial-id/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Đi lại mùa COVID-19, tính sao?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools