Theo đó, tin nhắn được gửi tới khách hàng cũng hiển thị như các tin nhắn mà ngân hàng vẫn gửi tới báo biến động số dư tài khoản. Trong đó, có nội dung cảnh báo khách hàng đang tiêu dùng ở nước ngoài và đề nghị khách hàng xác minh không phải mình bằng cách đăng nhập vào đường link gửi kèm.
Đường link này khá giống đường link chính thức của ngân hàng, có thêm một hoặc một vài ký tự lạ nếu không để ý, khách hàng rất dễ nhầm lẫn.
Tin nhắn lừa đảo được gửi tới khách hàng cũng hiển thị như các tin nhắn mà ngân hàng vẫn gửi.
Việc mạo danh đầu số chính thức của các khách hàng được đánh giá là mới xuất hiện. Đến thời điểm này, đã có một số ngân hàng bị mạo danh tin nhắn gửi đến khách hàng như TPBank, Sacombank, ACB.
Lãnh đạo các ngân hàng cho biết, đang ưu tiên xử lý để bảo vệ quyền lợi khách hàng. Các tin nhắn cảnh báo khách hàng được gửi trực tiếp và đăng tải trên trang web của các ngân hàng. Thông tin về hình thức lừa đảo này cũng đã được gửi tới Ngân hàng Nhà nước và công an để xử lý.
Đường link trong các tin nhắn lừa đảo này khá giống đường link chính thức của các ngân hàng.
Các khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử, nhận thông tin tài khoản qua điện thoại cần cảnh giác trước bất cứ yêu cầu xác minh thông tin, đăng nhập vào đường link gửi tới, nhằm tránh bị mất thông tin, mất tiền trong tài khoản.
VTV.vn - Nhiều người dân đã sập bẫy của kẻ gian khi nộp tiền đóng phí bảo hiểm để nhận bưu phẩm.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
Xem thêm: mth.43472843140201202-oad-aul-nahn-nit-iug-knabmocas-av-knabpt-bca-os-uad/et-hnik/nv.vtv