Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Trần Thanh Mẫn phát biểu tại Hội nghị hiệp thương - Ảnh: QUANG VINH
Ngày 4-2, Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã tổ chức Hội nghị Hiệp thương lần thứ nhất để xác định cơ cấu, thành phần ứng cử ĐBQH Quốc hội khóa XV, nhiệm kỳ 2021-2026.
Trên cơ sở dự kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và tờ trình của Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam về cơ cấu, thành phần, số lượng người ở trung ương được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV, Đoàn Chủ tịch đã thảo luận, thống nhất về cơ cấu, thành phần ĐBQH cho nhiệm kỳ tới.
Những điểm mới đáng lưu ý trong cuộc bầu cử tới đây là số lượng ĐBQH chuyên trách ở trung ương được dự kiến tăng từ 114 đại biểu (hiện tại) lên 133 đại biểu. Để tăng đại hiểu chuyên trách cho Quốc hội thì định hướng giảm số lượng đại biểu thuộc cơ quan hành pháp và các cơ quan, tổ chức khác.
Hiệp thương cũng xác định tổng số ĐBQH ở trung ương là 207/500 (chiếm 41,4% tổng số ĐBQH). Cụ thể, Phó chủ tịch MTTQ Việt Nam Nguyễn Hữu Dũng cho biết cơ cấu đại biểu của các tổ chức, đơn vị, cơ quan ở trung ương được giới thiệu bao gồm: các cơ quan Đảng 10 đại biểu (khóa XIV 11 đại biểu); cơ quan Chủ tịch nước 3 đại biểu (khóa XIV 3 đại biểu); cơ quan của Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Văn phòng Quốc hội (đại biểu Quốc hội chuyên trách ở trung ương) 133 đại biểu (khóa XIV là 114 đại biểu).
Chính phủ và cơ quan thuộc Chính phủ dự kiến được bầu 15 đại biểu (khóa XIV 18 đại biểu); lực lượng vũ trang (không kể lãnh đạo Bộ Công an, Bộ Quốc phòng), với khối quân đội là 12 đại biểu (khóa XIV 15 đại biểu) và công an là 2 đại biểu (khóa XIV 3 đại biểu).
Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam và các tổ chức thành viên dự kiến sẽ bầu 29 đại biểu (khóa XIV 31 đại biểu), trong đó có đại biểu phụ nữ, đại biểu người dân tộc thiểu số, đại biểu trẻ tuổi, đại biểu ngoài Đảng, đại biểu tái cử, đại biểu nhân sĩ trí thức và văn nghệ sĩ tiêu biểu.
Cũng trong dịp này, theo hướng dẫn của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các địa phương cũng đã và đang tiến hành hiệp thương xác định cơ cấu, thành phần, số lượng ứng cử ĐBQH khóa XV. Trên cơ sở đó sẽ phân bổ cho các cơ quan, đơn vị có liên quan tiến hành đề cử người đủ tiêu chuẩn để ứng cử ĐBQH.
TTO - Năm 2021, ngành thanh tra đặt mục tiêu sẽ tích cực phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố cáo, nhất là vụ việc liên quan đến nhân sự bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV, đại biểu hội đồng nhân dân các cấp.
Xem thêm: mth.90854140201202-pahp-hnah-iohk-ueib-iad-maig-gnou-gnurt-o-ioh-couq-ueib-iad-702-uab-es/nv.ertiout