Câu chuyện về giá cổ phiếu của GameStop làm Phố Wall phải suy nghĩ lại - Ảnh minh họa của FT
"Tôi chẳng hề thấy hối hận hay khóc thương gì khi nghĩ đến chuyện các quỹ đầu cơ nhiều tỉ đôla bị mất tiền vì những nhà đầu tư nhỏ lẻ và những người ở giai cấp công nhân như tôi.
Austin Kolodney (thành viên WallStreetBets tham gia "phi vụ GameStop")
Chỉ trong vòng vài ngày, giá cổ phiếu của GameStop, đang bên bờ vực phá sản, tăng với một nhịp độ chóng mặt. Nó là biểu hiện của cuộc đấu trí kịch liệt giữa các quỹ đầu cơ và những nhà đầu tư nhỏ, buộc cơ quan quản lý chứng khoán Mỹ phải can dự, mở một cuộc điều tra và sự việc giờ mang tính chính trị.
Ngày 4-2, tân Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen đã nhóm họp với các cơ quan liên quan như Ủy ban Giao dịch và chứng khoán Mỹ (SEC), Cục Dự trữ liên bang (FED) và Ủy ban Giao dịch hàng hóa tương lai (CFTC) để xem xét vụ việc.
Cuộc tập hợp của số đông
Câu chuyện bắt đầu từ chuyện những "con cá mập" trên sàn chứng khoán thường săn lợi nhuận bất chấp số phận của người khác. Một trong những cách của chúng là "bán khống", nghĩa là đi vay mượn một số cổ phiếu và bán chúng ngay với dự đoán giá sẽ còn hạ trong tương lai. Khi sự việc đó xảy ra, kẻ bán khống sẽ mua lại cổ phiếu ở mức giá thấp hơn để hoàn trả và hưởng lợi nhuận từ sự chênh lệch giá bán và mua. Cách làm này là hợp pháp trong nghề buôn chứng khoán và dựa theo cách đặt cược vào tình hình tài chính khó khăn của một doanh nghiệp.
Chính vì vậy các nhà đầu tư chứng khoán nhỏ, nghiệp dư đã nổi giận. Những người này nhóm họp ở mục "WallStreetBets" trên trang mạng thông tin Reddit, đã phối hợp với nhau đồng loạt mua cổ phiếu của chuỗi bán lẻ các trò chơi video GameStop đang gặp khốn đốn khi mất giá tệ hại từ 60 USD/cổ phiếu vào năm 2007 xuống chỉ còn hơn 2,5 USD vào tháng 3-2020.
Cuộc phối hợp bất ngờ của các nhà đầu cơ nhỏ buộc các quỹ đầu cơ phải mua lại cổ phiếu GameStop mà mình đã bán khống với giá đắt để tránh bị mất trắng. Tổng thiệt hại của các "cá mập" được cho là hơn 3 tỉ USD.
Chuyên gia tài chính Alexandre Baradez cho rằng sự "nổi loạn" của các nhà đầu tư nhỏ trên sàn chứng khoán là một hiện tượng mới và bất ngờ, buộc "các thị trường và các nhà quản lý phải thích ứng theo".
Bài học cho tương lai
Kết quả của chiến dịch này là sàn New York rúng động. Trong vòng vài ngày, giá cổ phiếu GameStop tăng chóng mặt 1.700%, có lúc đạt mức giá 469 USD, đẩy giá trị của GameStop từ mức bên bờ phá sản vọt lên đến 30 tỉ USD! Tương tự, giá cổ phiếu của Hãng điện tử BlackBerry cũng tăng gần gấp 5 lần trong khoảng từ đầu tháng 1-2021 đến nay. Cổ phiếu của chuỗi rạp chiếu phim AMC cũng tăng lên 900%.
Cuộc "đảo chính" lần này thật ra cũng do nhiều yếu tố kết hợp. Đó là các công ty môi giới chứng khoán trực tuyến nở rộ ở Mỹ từ năm 2019, cho phép bất kỳ ai cũng có thể mua và bán các cổ phiếu trên thị trường tài chính mà không phải trả phí huê hồng. Ứng dụng dịch vụ nổi tiếng nhất hiện nay có tên gọi là Robinhood (Hiệp sĩ rừng xanh) hiện có hơn 13 triệu người dùng.
Kế đến là dịch COVID-19 khiến nhiều người ở nhà nên có thời gian rảnh tìm hiểu về chơi chứng khoán với mong muốn cải thiện đời sống. Báo Les Echos cho rằng các khoản hỗ trợ từ chính phủ mà các hộ gia đình ở Mỹ nhận được có thể đã thúc đẩy một số người quyết định và lao vào đầu tư chứng khoán.
Dĩ nhiên giá trị thực của GameStop phải trở về đúng của nó. Trong ba ngày đầu tuần này, nó đã giảm đến 70% giá trị sau khi bùng nổ dạng ảo. Nhưng câu chuyện đầy ấn tượng vừa qua đã khiến các nhà quản lý thực sự dè chừng: liệu số đông khi hợp lực có thể làm biến dạng thị trường chứng khoán hay không?
TTO - Bất chấp các động thái trấn an của chính phủ, các chỉ số chính của thị trường chứng khoán Mỹ tiếp tục tuột dốc không phanh trong phiên giao dịch ngày 16-3.
Xem thêm: mth.6462458050201202-llaw-ohp-o-yk-al-naol-ion-couc/nv.ertiout