vĐồng tin tức tài chính 365

Mỹ: Tranh cãi xung quanh hiệu quả Chương trình Bảo vệ tiền lương PPP

2021-02-05 16:53

Nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ trước nguy cơ phải sa thải nhân công do dịch COVID-19, tháng 3/2020, chính quyền cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đã triển khai Chương trình Bảo vệ Tiền lương (PPP), theo đó cung cấp một khoản vay với lãi xuất ưu đãi và có thể được xóa nợ một phần.

Hiện chương trình này đã bước sang giai đoạn 3 nhưng có nguy cơ sẽ không được chính quyền của tân Tổng thống Joe Biden tiếp tục triển khai hoặc phải sửa đổi do những tranh cãi xung quanh hiệu quả của chương trình này.

Các khoản vay theo Chương trình Bảo vệ Tiền lương đã đạt 72,7 tỷ USD trong vòng cho vay mới với sự tham gia của các ngân hàng lớn là thông tin vừa được tờ Bưu điện Washington đưa ra tuần này.

Theo đó, đến cuối tháng 1 vừa qua, Cơ quan Quản lý Doanh nghiệp nhỏ của Mỹ đã phê duyệt hơn 891.000 khoản vay trị giá 72,7 tỷ USD, tăng gấp đôi so với một tuần trước đó. Đây là vòng cho vay thứ 3 của chương trình này, bắt đầu từ giữa tháng 1, sau khi Quốc hội Mỹ phê duyệt thêm 284 tỷ USD cho chương trình này theo gói cứu trợ kinh tế được thông qua tháng 12/2020.

Theo bài viết, 3/4 số doanh nghiệp được cho vay lần này là lần thứ 2, với tổng giá trị được vay trung bình là khoảng 81.000 USD, trong đó khoản vay lần đầu rất thấp, trung bình khoảng 21.000 USD. Theo một bài viết khác cũng trên tờ Bưu điện Washington, những khoản cho vay này không đủ để các doanh nghiệp nhỏ trang trải chi phí trong vòng 1 tháng.

Mỹ: Tranh cãi xung quanh hiệu quả Chương trình Bảo vệ tiền lương PPP - Ảnh 1.

Nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ trước nguy cơ phải sa thải nhân công do dịch COVID-19, tháng 3/2020, chính quyền cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đã triển khai Chương trình Bảo vệ Tiền lương (PPP). (Ảnh minh họa: Cleveland.com)

Bài viết dẫn báo cáo của Viện JPMorgan Chase cho thấy, các khoản vay theo Chương trình PPP trung bình chỉ có thể bù đắp khoản chi của các doanh nghiệp nhỏ trong vòng 3,8 tuần. Đối với các doanh nghiệp bán lẻ, đối tượng bị thiệt hại nặng nề nhất do dịch COVID-19, số tiền này chỉ giúp họ tồn tại trong 2,1 tuần.

Đối với các doanh nghiệp không sử dụng nhân công, thuê nhiều mặt bằng hay phải tích trữ lượng hàng lớn như nhà hàng, khoản vay này chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong số họ cần để tồn tại.

Tuy nhiên, JPMorgan Chase vẫn nhận định rằng các khoản vay theo chương trình này đã cung cấp những khoản hỗ trợ tài chính cần thiết nhất cho rất nhiều doanh nghiệp nhỏ để họ vượt qua đại dịch, giúp cân bằng các khoản chi trong bối cảnh doanh thu giảm.

Mặc dù vậy, theo một bài viết trên tờ Thời báo New York, hiệu quả của chương trình này đang là vấn đề gây nhiều tranh cãi. Bài viết dẫn ý kiến của các nhà lập pháp Đảng Cộng hòa và các chuyên gia kinh tế tại Bộ Tài chính Mỹ cho rằng, chương trình này đã giúp cứu được gần 19 triệu việc làm.

Tuy nhiên, nghiên cứu của Davis Autor - Nhà kinh tế học tại Viện Công nghệ Massachussette, đã chỉ ra rằng chương tình PPP chỉ giúp cứu được khoảng từ 1,4 - 3,2 triệu việc làm. Các nhà nghiên cứu khác cũng đưa ra kết quả tương tự. So với mức chi phí hơn nửa nghìn tỷ USD không thể coi PPP đã thành công.

Dù vậy, nhiều chuyên gia ở Phố Wall và Washington, cùng các doanh nghiệp và ngân hàng lại cho rằng Chương trình PPP đã giúp cứu các doanh nghiệp, ngăn chặn một thảm họa lớn hơn và thúc đẩy hàn gắn kinh tế.

Theo bài viết, sự khác biệt trong đánh giá hiệu quả của Chương trình PPP bắt nguồn từ sự mơ hồ về mục tiêu của chương trình: Cứu việc làm hay cứu doanh nghiệp.

Theo báo chí Mỹ, cuộc tranh luận này có thể sẽ ảnh hưởng rất lớn đến vòng hỗ trợ tiếp theo, khi mà kế hoạch cứu trợ kinh tế trị giá 1.900 tỷ USD của Tổng thống Joe Biden hiện không có thêm tiền cho chương trình này.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Xem thêm: mth.13755605150201202-ppp-gnoul-neit-ev-oab-hnirt-gnouhc-auq-ueih-hnauq-gnux-iac-hnart-ym/et-hnik/nv.vtv

Comments:0 | Tags:No Tag

“Mỹ: Tranh cãi xung quanh hiệu quả Chương trình Bảo vệ tiền lương PPP”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools