vĐồng tin tức tài chính 365

Phát triển hạ tầng thông tin, kinh tế số, xã hội số: Động lực thúc đẩy kinh tế trong giai đoạn mới

2021-02-06 08:59

Một trong những khâu đột phá chiến lược trong Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng là xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại cả về kinh tế và xã hội; chú trọng phát triển hạ tầng thông tin, viễn thông, tạo nền tảng chuyển đổi số quốc gia, từng bước phát triển kinh tế số, xã hội số. Các chuyên gia kinh tế cho rằng, đây không chỉ là định hướng cho đường lối phát triển đất nước trong 5 năm mà là một giai đoạn dài.

Kỳ vọng những đột phá chiến lược

Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng nêu rõ định hướng các chỉ tiêu chủ yếu về phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025; Định hướng phát triển đất nước giai đoạn 2021-2030 và 6 nhiệm vụ trọng tâm trong nhiệm kỳ Đại hội XIII. Nghị quyết nêu 3 đột phá chiến lược được xác định là: Hoàn thiện đồng bộ thể chế phát triển, trước hết là thể chế phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đổi mới quản trị quốc gia theo hướng hiện đại, cạnh tranh hiệu quả. Trong đó có xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại cả về kinh tế và xã hội; ưu tiên phát triển một số công trình trọng điểm quốc gia về giao thông, thích ứng với biến đổi khí hậu; chú trọng phát triển hạ tầng thông tin, viễn thông, tạo nền tảng chuyển đổi số quốc gia, từng bước phát triển kinh tế số, xã hội số.

Chia sẻ với PV, một số chuyên gia kinh tế cho rằng, trong các kỳ đại hội trước, Đảng ta chủ yếu đề cập đến hạ tầng về kinh tế và đã có nhiều giải pháp đồng bộ để phát triển hạ tầng kinh tế đất nước một cách đồng bộ. Tuy nhiên, những năm gần đây, những tác động, cơ hội, tiềm năng từ cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư là rất lớn. Do đó, Nghị quyết Đại hội XIII nhấn mạnh hơn đến nội dung phải kết cấu hạ tầng đồng bộ, không những về kinh tế mà về mặt xã hội, an ninh - quốc phòng và nhấn mạnh hơn đến hạ tầng số, hạ tầng về công nghệ thông tin, viễn thông.

Theo các vị chuyên gia, khi hạ tầng giao thông thông suốt, hiện đại và kết nối liên vùng đồng bộ sẽ là động lực to lớn để phát triển công nghiệp, nông nghiệp bền vững, nông thôn hiện đại và nông dân văn minh, từ đó đời sống nhân dân được nâng cao.

Làm chủ hạ tầng số, nền tảng số

Trao đổi với Báo Lao Động, PGS-TS Đinh Trọng Thịnh - chuyên gia kinh tế cho rằng, hiện nay, các doanh nghiệp trong nước cũng đã có bước phát triển, vươn lên mạnh mẽ, trong đó đã hình thành và phát triển được các tập đoàn kinh tế lớn hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp cơ bản, vật liệu, cơ khí chế tạo... như Viettel, Vingroup,... tạo nền tảng kinh tế số, giúp Việt Nam từng bước tham gia sâu hơn vào mảng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu.

Việc thúc đẩy hạ tầng thông tin, kinh tế số, xã hội số có thể coi là động lực tăng trưởng kinh tế lớn nhất cho Việt Nam trong nhiều thập niên tới, giúp chúng ta giải quyết bài toán năng suất lao động thấp, đưa Việt Nam thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình. Do đó, Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng lựa chọn chuyển đổi số toàn diện, xây dựng hạ tầng số, phục vụ cho kinh tế số là một lựa chọn đúng đắn.

“Trong quá khứ thì Việt Nam phần lớn dựa vào những công nghệ thấp, hay hoạt động sản xuất cần nhiều lao động, hoặc sử dụng rất nhiều tài nguyên, nhưng hiện giờ thì Chính phủ đã nhận ra bước tiếp theo để tạo ra sự thần kỳ trên chặng đường phát triển của Việt Nam sẽ tới từ đầu tư vào công nghệ cao” - ông Thịnh nhấn mạnh.

Trong khi đó, nhận định về định hướng phát triển đất nước giai đoạn 2021 - 2030 cũng như đẩy mạnh chuyển đổi số quốc gia phát triển kinh tế số trên nền tảng khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo, nâng cao năng suất và chất lượng hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế, chuyên gia tài chính - ngân hàng Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, có thể khẳng định, việc biến một nền kinh tế thành một nền kinh tế kỹ thuật số, trong đó chúng ta sử dụng trí tuệ nhân tạo để quản lý sự vận hành của nền kinh tế qua công nghệ, qua trí tuệ nhân tạo là xu hướng phát triển tất yếu. Khi con người càng thông minh hơn thì càng cần sử dụng trí tuệ của mình thay vì sử dụng tất cả những năng lực về thể chất như hàng nghìn năm qua.

“Chúng ta có một may mắn là trong thời gian vừa qua, năm 2020, khi mà dịch bệnh ập đến trên thế giới và tại Việt Nam thì dịch bệnh đó đưa xã hội loài người về một trạng thái bắt buộc chúng ta phải đi vào nền kinh tế kỹ thuật số. Chính dịch COVID-19 đã làm cho chúng ta tăng cường kỹ thuật số trong nền kinh tế. Mặc dù dịch bệnh là một hiện tượng tiêu cực nhưng nó lại thúc đẩy kinh tế số phát triển. Do đó việc phát triển kinh tế số hiện nay là xu hướng tất yếu của thời đại”, chuyên gia tài chính - ngân hàng Nguyễn Trí Hiếu chia sẻ thêm.

Xem thêm: odl.556778-iom-naod-iaig-gnort-et-hnik-yad-cuht-cul-gnod-os-ioh-ax-os-et-hnik-nit-gnoht-gnat-ah-neirt-tahp/et-hnik/nv.gnodoal

Comments:0 | Tags:No Tag

“Phát triển hạ tầng thông tin, kinh tế số, xã hội số: Động lực thúc đẩy kinh tế trong giai đoạn mới”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools