- Bảo đảm tuyệt đối an ninh, an toàn bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV
- Bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp là đợt sinh hoạt dân chủ sâu rộng trong nhân dân(*)
- Triển khai công tác bầu cử đại biểu Quốc hội Khóa XV toàn quốc
Ủy ban Thường vụ Quốc hội dự kiến cụ thể số lượng, cơ cấu, thành phần đại biểu Quốc hội ở Trung ương và địa phương. Trong đó, số lượng đại biểu ở các cơ quan Trung ương là 207 đại biểu (41,4%). Số lượng này được phân bổ cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị: Các cơ quan Đảng 10 đại biểu (2,0%); cơ quan Chủ tịch nước 3 đại biểu (0,6%); các cơ quan của Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Văn phòng Quốc hội (đại biểu Quốc hội chuyên trách ở Trung ương) 133 đại biểu (26,6%); Chính phủ, cơ quan thuộc Chính phủ (bao gồm cả Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và Bộ trưởng Bộ Công an) 15 đại biểu (3,0%).
Ngoài ra, lực lượng vũ trang gồm Quân đội (cơ quan Bộ, các quân khu, quân chủng và lĩnh vực trọng yếu) 12 đại biểu (2,4%); Công an 2 đại biểu (0,4%); Tòa án nhân dân tối cao 1 đại biểu (0,2%); Viện Kiểm sát nhân dân tối cao 1 đại biểu (0,2%); Kiểm toán Nhà nước 1 đại biểu (0,2%); Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên 29 đại biểu (5,8%).
Ủy ban Thường vụ Quốc hội dự kiến số lượng đại biểu Quốc hội ở địa phương là 293 đại biểu (58,6%). Trong đó, cơ cấu định hướng gồm 220 đại biểu (44%). Cơ cấu định hướng là cơ cấu khung để các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương làm căn cứ để giới thiệu người ứng cử.
Cơ cấu định hướng gồm: Lãnh đạo chủ chốt ở các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương kiêm Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội (Bí thư hoặc Phó Bí thư, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân) 63 đại biểu (12,6%); đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách tại Đoàn đại biểu Quốc hội 67 đại biểu (13,4%) (đối với TP Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, tỉnh Nghệ An và Thanh Hóa, mỗi địa phương có 2 đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách); Mặt trận Tổ quốc Việt Nam 9 đại biểu (1,8%).
Bên cạnh đó, Công đoàn 6 đại biểu (1,2%); Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh 5 đại biểu (1,0%); Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam 7 đại biểu (1,4%); Hội Nông dân Việt Nam 5 đại biểu (1,0%); Hội Cựu chiến binh Việt Nam 3 đại biểu (0,6%); đại biểu tôn giáo 6 đại biểu (1,2%); Quân đội (bao gồm Bộ Chỉ huy Quân sự và Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh) 14 đại biểu (2,8%); Công an 9 đại biểu (1,8%); Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân, Sở Tư pháp 13 đại biểu (2,6%) (trong đó: Tòa án nhân dân 5 đại biểu; Viện Kiểm sát nhân dân 4 đại biểu; Sở Tư pháp 4 đại biểu); tổ chức khoa học, công nghệ, giáo dục, đào tạo (viện nghiên cứu, đại học, học viện,…) 6 đại biểu (1,2%); doanh nghiệp, hiệp hội, nghiệp đoàn về lĩnh vực sản xuất kinh doanh 7 đại biểu (1,4%).
Cơ cấu hướng dẫn do các địa phương giới thiệu 73 đại biểu (14,6%). Cơ cấu hướng dẫn là cơ cấu linh hoạt để các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương làm căn cứ giới thiệu người ứng cử tiêu biểu, gồm đại diện các ngành: khoa học - công nghệ, lao động, thương binh - xã hội, giáo dục, y tế, văn hóa - nghệ thuật, đại diện Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên… Trong cơ cấu này, cần quan tâm phân bổ hợp lý số người là phụ nữ, ngoài Đảng, dân tộc, trẻ tuổi và tự ứng cử.
Cơ cấu kết hợp là các cơ cấu theo chỉ tiêu kết hợp. Một người ứng cử đại biểu Quốc hội có thể có nhiều hơn một cơ cấu kết hợp, gồm: Đại biểu là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoảng 95 đồng chí (14%), trong đó có 12-14 đồng chí là Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng; đại biểu là người ngoài Đảng từ 25-50 đại biểu (5%-10%); đại biểu trẻ tuổi (dưới 40 tuổi) khoảng 50 đại biểu (10%); đại biểu tái cử khoảng 160 đại biểu (32%); đại biểu là người dân tộc thiểu số bảo đảm tỷ lệ ít nhất 18% tổng số người trong danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu Quốc hội; đại biểu là phụ nữ bảo đảm tỷ lệ ít nhất 35% tổng số người trong danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu Quốc hội.
Nghị quyết nêu rõ: Hội đồng Bầu cử quốc gia, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ủy ban Bầu cử ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh và các cơ quan, tổ chức có liên quan thực hiện Nghị quyết này, bảo đảm bầu đủ số lượng 500 đại biểu, đáp ứng tiêu chuẩn đại biểu Quốc hội, có cơ cấu phù hợp, là người tiêu biểu đại diện các ngành, các giới và các tầng lớp nhân dân; không nên kết hợp nhiều cơ cấu đối với một đại biểu.
Theo Nghị quyết, dự kiến phân bổ số lượng đại biểu Quốc hội được bầu ở mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo nguyên tắc: Mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có ít nhất là 3 đại biểu cư trú và làm việc tại địa phương. Số lượng đại biểu tiếp theo được tính theo số dân và đặc điểm của mỗi địa phương, bảo đảm tổng số đại biểu Quốc hội dự kiến được bầu là 500 đại biểu; bảo đảm mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có ít nhất là 6 đại biểu.
Dự kiến phân bổ đại biểu Trung ương ứng cử ở địa phương theo nguyên tắc: Đoàn đại biểu Quốc hội có 6 đại biểu thì có 2 đại biểu Trung ương; đoàn đại biểu Quốc hội có 7 đại biểu thì có 3 đại biểu Trung ương; đoàn đại biểu Quốc hội có 8 đại biểu thì có 3 - 4 đại biểu Trung ương; đoàn đại biểu Quốc hội có 9 đại biểu thì có 4 đại biểu Trung ương; đoàn đại biểu Quốc hội có 11 đến 14 đại biểu thì có 5 - 7 đại biểu Trung ương; đoàn đại biểu Quốc hội có 29 - 30 đại biểu thì có 14 - 15 đại biểu Trung ương.
Căn cứ vào quy định tại các điều 1, 2 và 3 của Nghị quyết này và Điều 8 của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất với Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và đại diện các tổ chức chính trị - xã hội dự kiến cơ cấu, thành phần đại biểu Quốc hội; số lượng người của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức xã hội, lực lượng vũ trang nhân dân, cơ quan nhà nước ở Trung ương và địa phương được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội để bảo đảm tỉ lệ đại diện hợp lý của các tầng lớp nhân dân trong Quốc hội khóa XV.
Xem thêm: /323036-iougn-005-al-VX-aohk-ioh-couQ-ueib-iad-os-gnot-neik-uD/us-ioht-naul-hniB-neik-uS/nv.moc.dnac