vĐồng tin tức tài chính 365

Trái phiếu Alibaba vẫn đầy hấp dẫn, nhưng tương lai của Ant bị 'áp trần'

2021-02-06 13:30

Trái phiếu Alibaba vẫn đầy hấp dẫn, nhưng tương lai của Ant bị 'áp trần'

Ricky Hồ

(TBKTSG Online) - Alibaba đã thành công trong đợt phát hành trái phiếu trị giá 5 tỉ đô la kết thúc trong tuần này. Cái kết này tạm xem là có hậu sau một loạt sóng gió, như nhà sáng lập Jack Ma “mất tích”, đợt IPO tầm cỡ của Ant bị đình hoãn và tương lai bất định của ngành tài chính công nghệ (fintech) ở Trung Quốc. Với các nhà đầu tư, nền tảng mạnh, độ phủ thị trường và tiềm năng phát triển của cả hai đã khiến các quy định quản lý của nhà nước là gợn sóng lăn tăn.

Niềm tin vào Alibaba vẫn nổi trội

Dù thấp hơn mục tiêu 8 tỉ đô la mà Alibaba đã đề ra, nhưng đây là đợt trái phiếu là lớn nhất châu Á trong tám tháng qua kể từ đợt 6 tỉ đô la của Tencent hồi tháng 5-2020. Trái phiếu của Alibaba vẫn còn hấp dẫn đối với nhà đầu tư và họ đang dần lạc quan hơn với số phận của trang thương mại điện tử khổng lồ của tỷ phú Jack Ma.

Còn Ant Group phải trân mình chịu hai đợt sóng lớn trước đó. Hồi tháng 11 rồi, đợt phát hành cổ phiếu lần đầu (IPO) dự kiến có thể đạt gần 40 tỉ đô la của Ant trên thị trường chứng khoán Thượng Hải và Hồng Kông đã bị đình hoãn. Đúng một tuần trước khi kết thúc năm 2020, chính phủ mở cuộc điều tra diện rộng với Ant.

Đợt trái phiếu 5 tỉ đô la thành công được xem là cái kết hậu đối với Alibaba và cả Ant. Ảnh: Reuters

Sự xuất hiện trở lại của Jack Ma sau hơn ba tháng vắng mặt trên truyền thông và trước công chúng đã góp phần củng cố sự yên tâm của giới đầu tư. Thêm nữa, trong tuần niềm tin của giới đầu tư được củng cố thêm lần nữa khi Ant đồng thuận với cơ quan quản lý về con đường phát triển trong tương lai: trở thành tập đoàn tài chính hay một ngân hàng dưới sự kiểm soát chặt chẽ của chính phủ.

Hôm 2-2, Alibaba cũng công bố kết quả kinh doanh quí 4 với doanh số tăng 37% và lợi nhuận tăng 27%. Tất cả các yếu tố gộp lại đã giúp trái phiếu của Alibaba vượt trên các sóng gió và đạt cái kết có hậu.
“Các nhà đầu tư đã đặt nhiều câu hỏi về môi trường pháp lý cho các hoạt động của Alibaba trước khi xuống tiền. Trong khi đó chỉ là gợn sóng nhỏ, thì sức mạnh của công ty, độ phủ thị trường và tiềm năng phát triển to lớn lại là các yếu tố bù đắp hay làm phai nhạt những gì kém lạc quan”, một nguồn tin nói với Nikkei Asia.

Dù gì, Ant vẫn đang đối mặt với cuộc điều tra chống độc quyền bắt đầu từ 24-12 năm ngoái. Tập đoàn cũng bị hai khoản phạt 500.000 nhân dân tệ, tức 77.000 đô la, trong tháng 1 vừa qua. Nhưng Chủ tịch kiêm CEO Daniel Zhang vẫn xem đó chỉ là thách thức của Ant khi Chính phủ đang siết chặt các quy định đối với các nền tảng trực tuyến.

Đợt trái phiếu 5 tỉ đô la của Alibaba có thời gian đáo hạn khác nhau: 1,5 tỉ đô la có thời hạn 10 năm với lãi suất cao hơn 100 điểm cơ bản so với trái phiếu chính phủ Mỹ, 1 tỉ đô la thời hạn 20 năm với lãi suất 100 điểm, 1,5 tỉ đô la với thời hạn 30 năm ở lãi suất 120 điểm và 1 tỉ đô la có thời hạn 40 năm với lãi suất 130 điểm cơ bản. Nguồn tin nói rằng có lúc nhu cầu vượt quá 30 tỉ đô la và rồi lên đến 45 tỉ đô la. Mức lãi suất đề ra trước đó là hơn 130 điểm, 140 điểm, 150 điểm và 160 điểm đối với các thời hạn lần lượt 10, 20, 30 và 40 năm vì thế mà bị giảm. Nguồn vốn mới sẽ được Alibaba trả nợ, mua và sáp nhập các công ty và tăng vốn hoạt động – báo cáo của Alibaba viết.

Alibaba cũng tăng chương trình mua lại cổ phiếu từ 6-10 tỉ đô la trong tháng 12 rồi, đổ vốn vào các startup, cũng như châm vốn mở rộng các hoạt động tại Trung Quốc và nước ngoài.

Ant bị  “đóng khung” và giới ngân hàng xa lánh…

Ant và hơn 10 ngân hàng hợp tác trước đây giờ đây đang “ghì cương” tốc độ hợp tác trên các sàn cho vay tiêu dùng trực tuyến vốn giúp ít nhất 500 triệu người Trung Quốc có tiền xoay xở lúc ngặt.

Các chiến dịch kiểm soát tín dụng trực tuyến của chính phủ trong những tháng gần đây đã khiến Ant và các đối tác thảo luận các mức trần cho vay. Nhiều ngân hàng ở Triết Giang đã được lệnh giảm bớt các chương trình hợp tác với Ant trên các sàn cho vay Jiebei và Huabei. Một số ngân hàng, công ty tài chính ở Thượng Hải đã vạch ra lộ trình giảm dần các kế hoạch chung. Trong khi đó, ít nhất một ngân hàng ở Sơn Đông đã cắt đứt quan hệ với Ant.

Ant nói rằng sẽ tuân thủ theo quy định mới của cơ quan quản lý, trong đó cần nâng mức vốn đăng ký lên hơn 15 lần. Ảnh: Reuters

Các động thái này diễn ra song song khi Ant đang thảo luận với cơ quan quản lý về kế hoạch tái cấu trúc. Hãng tin Bloomberg nói rằng An đã đồng ý trở thành tập đoàn hay công ty tài chính, tức buộc phải đáp ứng các yêu cầu về vốn tương tự như các ngân hàng truyền thống.

Cho vay tiêu dùng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh doanh tài chính số của Ant, đóng góp đến 63% doanh số của hãng này trong sáu tháng đầu năm 2020. Các diễn biến cuối năm chỉ nhằm thể hiện sự khống chế và kiểm soát chặt đối với gã fintech khổng lồ.

Nợ vay tiêu dùng tăng vọt, đặc biệt là các khoản từ các sàn fintech hiện nằm ngoài kiểm soát, đã làm các cơ quan chức năng lo lắng. Trong một thập niên qua, các hộ gia đình Trung Quốc đã đạt được đòn bẩy tín dụng mạnh mẽ hơn bất kỳ nền kinh tế lớn nào khác – theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF). Tức là, người dân vay mượn để tiêu xài và cả đầu tư vào bất động sản, chứng khoán và tài chính ngày càng lớn.

Guo Wuping, Trưởng bộ phận bảo vệ khách hàng của Ủy ban quản lý hoạt động ngân hàng và bảo hiểm Trung Quốc (CBIRC), nhận định tiếp cận nguồn tài chính trực tuyến quá dễ dàng có thể khiến tầng lớp thu nhập thấp và người trẻ lâm vào tình trạng nợ nần không lối thoát.

Alibaba hiện nắm 1/3 cổ phần ở Ant và cả hai đại công ty này do tỷ phú Jack Ma sáng lập. Các bước ngăn chận đợt IPO lịch sử của Ant đã làm nhà đầu tư từ Thượng Hải đến New York sửng sốt. Trong buổi nói chuyện với các nhà đầu tư trong tuần này, CEO Daniel Zhang nói kinh doanh của Ant vẫn có “sự bất định quá lớn” và khó có thể lượng giá ảnh hưởng của các quy định mới từ chính phủ.
Một trong những quy định “khó nhằn” nhất, theo Bloomberg, là đề nghị tăng mức vốn với các nhà cho vay nhỏ trên sản và đòi hỏi các sàn fintech phải góp ít nhất là 30% với các khoản vay cùng khai thác với ngân hàng.

Trước khi có đề nghị này, Ant chỉ góp 2% trong tổng số cho vay 1.700 tỉ nhân dân tệ, tức 263 tỉ đô la. Con số khổng lồ 98% còn lại do khoảng 100 đối tác cung cấp. Điều này cũng đồng nghĩa nguồn vốn tự thân của Ant phải tăng gấp 15 lần.

Theo các quy định mới, áp trần các khoản cho vay chung với ngân hàng có thể giúp Ant thoát khỏi tình trạng thiếu vốn. Ant cần được châm thêm ít nhất 70 tỉ nhân dân tệ, tức 10,8 tỉ đô la để đáp ứng các điều kiện – nhà phân tích cấp cao Francis Chan của Bloomberg Intelligence nhận định.

Tháng trước, Phó chủ tịch Ủy ban CBRIC Liang Tao, nói rằng các biện pháp gần đây không nhắm vào công ty cụ thể nào cả và được ngành tài chính ủng hộ. Một vài công ty có “thái độ tương đối tích cực” đối với các quy định mới và đã đạt được “những hiệu quả ban đầu” trong các nỗ lực điều chỉnh. 

"Các ngân hàng và công ty bảo hiểm nên tiếp tục hợp tác bình thường với các nền tảng trực tuyến nhưng tuân thủ luật pháp và các quy định. Những ngân hàng đã rút khỏi sàn cần “thay đổi thái độ của mình”, ông Liang phát biểu, nhưng không xác định rõ.

Hiện, các cơ quan quản lý cấp tỉnh ở Triết Giang và Hồ Nam đang thúc giục các ngân hàng địa phương cần phải giảm bớt lệ thuộc vào Ant để tìm kiếm khách hàng và tăng trưởng tín dụng.

“Trong khi tái cấu trúc có thể giúp Ant tiến gần hơn với khả năng tiếp tục thực hiện đợt IPO, tất cả các hãng con của tập đoàn này đang đối diện với nhiều hạn chế về vốn, tỷ lệ nợ, chính sách giá và tăng tưởng rủi ro”, nhà phân tích Chan nói. Ông ước đoán rằng giá trị của Ant đã giảm xuống dưới mức 108 tỉ đô la từ mức 280 tỉ đô la trước khi đợt IPO bị chặn lại.

Xem thêm: lmth.nart-pa-ib-tna-auc-ial-gnout-gnuhn-nad-pah-yad-nav-ababila-ueihp-iart/465313/nv.semitnogiaseht.www

Comments:0 | Tags: vay

“Trái phiếu Alibaba vẫn đầy hấp dẫn, nhưng tương lai của Ant bị 'áp trần'”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools