Những ngày tết cận kề, nhiều phương tiện giao thông di chuyển trên đường đông đúc. Vì vậy để chuẩn bị cho chiếc xe của mình được di chuyển một cách an toàn, chủ xe cần nắm rõ một số kinh nghiệm khi xe gặp tình huống.
Trong đó, kẹt chân ga được xem như là nỗi ác mộng của bất kỳ người lái xe ô tô. Khi gặp phải tình huống này, chiếc xe giống chư chiếc “xe điên”, sẵn sàng phóng về phía trước mạnh mẽ, không kiểm soát và người lái dễ rơi vào tình trạng mất bình tĩnh.
Nguyên nhân kẹt chân ga
Theo chia sẻ của các chuyên gia ô tô, vấn đề kẹt chân ga có thể xảy ra với nhiều loại xe khác nhau và trong bất cứ tình huống nào. Dù rằng, đây là tình huống không quá phức tạp, song người lái xe cần nên hình dung, lường trước và tìm hiểu các bước xử lý khi xe ô tô bị kẹt chân ga.
Khi bị kẹt chân ga, người lái xe phải bình tĩnh để xử lý tình huống. Ảnh: TN
Anh Nguyễn Minh Khôi (quận Tân Bình, TP.HCM) chia sẻ về trường hợp xe bị kẹt chân ga: “Có lần tôi di chuyển đi Vũng Tàu bị kẹt chân ga, lúc đó tôi cũng không biết nguyên nhân vì sao. Dù chiếc xe phóng như bay nhưng rất may mắn là tôi đã xử lý kịp thời và không có vấn đề gì xảy ra cả”.
Để nói rõ nguyên nhân vì sao bị kẹt chân ga rất khó lý giải. Trong đó, một số lỗi động cơ xe có khả năng dấn đến bị kẹt chân ga. Đơn cử như lỗi về điện tử hay cơ khí.
Cách xử lý tình huống
Các chuyên gia khuyên rằng một trong những yếu tố giúp lái xe an toàn chính là sự bình tĩnh, vì vậy khi bị kẹt chân ga cũng vậy, người lái xe không nên hoảng sợ dẫn đến mất kiểm soát. Sau đó, người lái xe cần nhớ lại các kinh nghiệm và xử lý tính huống.
Khi đã bị kẹt chân ga, chủ xe cần tìm cách đưa xe ra khỏi đường và liên tục quan sát thông qua các gương chiếu hậu cũng như cửa sổ xe (ó thể bật đèn báo khẩn cấp).
Trong tình huống này, tài xế cần nhớ tuyệt đối không tắt máy xe và không kéo phanh tay ngay lúc đó. Việc tắt máy khi xe bất ngờ bị kẹt chân ga có thể vô hiệu hóa hệ thống trợ lái, làm cho tay lái bị cứng khiến việc điều khiển xe trở nên khó khăn và vô cùng nguy hiểm khi xe đang ở tốc độ cao.
Tương tự như vậy, khi xe đã bị kẹt chân ga, người lái vẫn cố tình phanh tay sẽ khiến hai bánh sau xe bị khóa lại làm cho xe bị trượt mất kiểm soát.
Lúc này, người lái xe có thể dùng chân trái để đạp côn và dừng xe bằng phương pháp khác nếu cách này không hiệu quả.
Với xe số sàn, đạp ngay chân phanh với lực đều đều, không đạp thốc, nhả nhiều lần vì trợ lực của phanh sẽ vô tác dụng. Sau đó đạp lút côn để cắt liên kết ngăn động cơ không truyền động xuống bánh xe vì khi bị kẹt chân xe, bánh xe chỉ chạy theo quán tính.
Với xe số tự động, đạp mạnh phanh và giữ đều chân phanh giống như xe số sàn nhưng tuyệt đối không được đạp côn.
Sau các thao tác trên, chủ xe cần đưa xe về số mo (N) và điều khiển xe tránh va chạm, giảm tốc từ từ. Đồng thời tìm cách điều khiển xe về nơi đỗ an toàn và khi xe dừng hẳn thì tắt máy.
Lúc này xe đã được an toàn, ra khỏi xe và gọi cứu hộ trợ giúp. Lưu ý, chủ xe không nên cố gắng thử khởi động lại xe vì điều này có thể xảy ra nguy hiểm.