vĐồng tin tức tài chính 365

Rượu, bia... không say

2021-02-07 11:59

Rượu, bia... không say

Khánh Bình

(TBKTSG) - Kỳ nghỉ cuối năm dù ở Tây hay Ta thì cũng thường là dịp để gia đình, bạn bè gặp gỡ sum vầy. Và trong những dịp như vậy, không khí rôm rả không thể thiếu được những thức uống có cồn. Lúc còn sống và làm việc ở Việt Nam, chắc cũng như rất nhiều người đàn ông khác, tôi cũng đã có quan niệm “say thì mới vui”. Thế nhưng...

Kể từ khi sống ở Pháp được một thời gian, tôi mới nhận ra rằng, rượu/bia không chỉ là thức uống làm cho người ta “hưng phấn” hơn mà còn là văn hóa, là nghệ thuật ẩm thực vì đó quả thật là một sự thưởng thức.

Nước Pháp là xứ sở của rượu vang, champagne, cognac, armagnac, rượu táo... nên có hàng ngàn thương hiệu, từ những hãng lớn đến những nhà sản xuất gia đình. Chỉ riêng rượu vang đã có nào đỏ, nào trắng, nào hồng của nhiều vùng khác nhau trên khắp đất nước hình lục lăng. Còn nói về bia, thì Pháp cũng có nhiều loại bia tươi địa phương rất ngon. Ngoài ra, là ngã tư của châu Âu nên tại Pháp có thể dễ dàng tìm thấy các loại bia đến từ Bỉ, Đức, hay một số nước Đông Âu.

Sự khác biệt về văn hóa lớn nhất so với Việt Nam là ở đây không ép nhau uống, hay ép nhau uống đến say. Mỗi người tự lượng sức của mình mà uống vừa đủ, rồi phải chấp hành luật lệ giao thông trong trường hợp phải di chuyển. Nhưng như đã nói ở trên, thức uống có cồn kèm với thức ăn là cả một nghệ thuật, mỗi giai đoạn của bữa ăn sẽ có một loại thức uống phù hợp nên không ai uống quá nhiều một loại.

Để ý nghĩa của các buổi gặp gỡ được trọn vẹn và vì sức khỏe, mong rằng phong trào uống thưởng thức sẽ được lan tỏa ở
Việt Nam.

Chẳng hạn, bắt đầu tiệc sẽ là ăn nhẹ trong lúc chờ đợi (apéro) với cocktail, champagne, whisky, bia, hay thức uống có cồn nhẹ. Tiếp đến, tùy món khai vị và món chính mà sẽ có vang trắng hay đỏ đi kèm cho phù hợp. Sau cùng, tráng miệng có thể kèm một loại rượu mạnh để giúp tiêu hóa rất nhanh lượng thức ăn vừa được nạp vào.

Đối với phụ nữ hay trẻ em, những người không dùng được thức uống có cồn thì trên thị trường có những loại bia 0% độ cồn, hoặc nước táo giả champagne mà hầu như trẻ con nào bên này cũng thích.

Quy định trong việc bán hay quảng bá rượu bia ở đây cũng rất nghiêm khắc, từ độ tuổi tối thiểu của khách hàng đến việc bắt buộc có câu nhắc nhở “thức uống có cồn có hại cho sức khỏe, uống điều độ” trong mọi quảng cáo, giới thiệu sản phẩm.

Sự thưởng thức rượu/bia ở đây vì vậy hướng đến chất lượng hơn số lượng. Vì uống không phải để say nên trong những dịp đặc biệt, đa số sẽ chọn những loại đắt tiền hơn những loại mình uống trong dịp bình thường. Dĩ nhiên, tùy khả năng chi tiêu của mỗi người nên khái niệm đắt tiền hơn cũng là tương đối.

Ví dụ những người thường uống loại 10 euro/chai thì dịp đặc biệt có thể tăng lên loại 20-30 euro/chai để thưởng thức. Còn những người đã uống loại cao cấp thì vẫn có những loại cao cấp hơn để có được cảm giác thưởng thức.

Một điểm khác nữa là trong ngày, người ta chỉ tham dự một buổi tiệc, có thể từ trưa đến tối chứ không chạy nhiều địa điểm hay còn gọi là “chạy sô” như ở Việt Nam. Việc uống nhiều loại thức uống có cồn khác nhau, lại di chuyển trong thời tiết nóng ẩm dễ làm trạng thái say đến nhanh hơn.

Quan sát bạn bè cùng trang lứa ở Việt Nam hiện nay, tôi thấy vui khi nhiều người rất chăm tập luyện thể thao, dành thời gian cho gia đình nhiều hơn. Khi các gia đình gặp nhau thì cánh đàn ông cùng chia sẻ chuyện hậu cần với chị em, uống ít hơn và uống những loại ngon hơn, quý hơn để thưởng thức.

Rượu/bia là không có hại nếu uống điều độ và uống để thưởng thức. Chẳng hạn rượu vang ngon thì mỗi buổi ăn chỉ 1-2 ly là đủ, còn rượu mạnh thì có người vài tháng mới uống hết một chai. Hầu như tôi chưa gặp ai ở đây uống đến say lúy túy trong buổi tiệc. Những người say mà tôi bắt gặp thường là những người nghiện rượu/bia, sống lang thang và uống những loại rẻ tiền nhất có thể.

Dịp Tết cổ truyền ở Việt Nam sắp đến, các buổi tiệc tất niên, gặp mặt gia đình, bạn bè sẽ xuất hiện nhiều trong thời gian biểu của nhiều người. Để ý nghĩa của các buổi gặp gỡ được trọn vẹn và vì sức khỏe, mong rằng phong trào uống thưởng thức sẽ được lan tỏa ở Việt Nam, bắt đầu từ thành phố và những người trẻ, có trình độ và văn minh.

Xem thêm: lmth.yas-gnohk-aib-uour/674313/nv.semitnogiaseht.www

Comments:0 | Tags:No Tag

“Rượu, bia... không say”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools