vĐồng tin tức tài chính 365

Một số ngân hàng áp dụng "zero fee", các nhà băng còn lại đang "tận thu" phí dịch vụ mobile banking như thế nào?

2021-02-08 11:06

Một số ngân hàng vẫn tận thu đủ các loại phí

Agribank, LienVietPostBank, Oceanbank, Sacombank là 4 trong số 28 ngân hàng chúng tôi khảo sát vẫn áp dụng thu đủ hai loại phí duy trì và phí chuyển khoản đối với khách hàng sử dụng dịch vụ mobile banking.

Cụ thể, mức phí duy trì dịch vụ của 4 ngân hàng này dao động từ 8.000 - 15.000 VNĐ/tháng. Trong khi đó, phí chuyển khoản được quy định với những tiêu chí khác nhau tùy từng ngân hàng, thấp nhất đối với giao dịch cùng hệ thống là 2.000 đồng/giao dịch và khác hệ thống là 5.000 đồng/giao dịch.

 Một số ngân hàng áp dụng zero fee, các nhà băng còn lại đang tận thu phí dịch vụ mobile banking như thế nào?  - Ảnh 1.

Bảng phí dịch vụ Mobile banking của một số ngân hàng (chưa bao gồm VAT) được khảo sát vào tuần đầu tháng 2/2021

Chuyển khoản nhanh ngoài hệ thống - ít ngân hàng miễn phí

Đối với các giao dịch chuyển tiền trong cùng hệ thống ngân hàng, khảo sát cho thấy có nhiều ngân hàng hiện đang miễn phí hoàn toàn cho khách hàng. Có thể kể đến các ngân hàng như: Vietinbank, ACB, SHB, PVcomBank, VietABank, ...

Ngược lại, BIDV và HDBank là 2 ngân hàng vẫn thực hiện thu phí ngay cả với những giao dịch chuyển tiền cùng hệ thống. Cụ thể, BIDV thu phí 1.000 đồng cho các giao dịch dưới 30 triệu và 0,01% cho các giao dịch trên 30 triệu (tối đa 9.000 đồng), HDBank thu phí 1.500 đồng cho các giao dịch chuyển khoản giữa các tài khoản khác khách hàng.

Trong khi đó, với các giao dịch chuyển khoản nhanh ngoài hệ thống, nhiều nhà băng hiện nay vẫn thực hiện thu phí dịch vụ.

Thống kê cho thấy, mức phí thường được áp dụng từ 0,01 - 0,03% tính trên giá trị món tiền. Chẳng hạn, SHB, ACB và Kienlongbank thu phí lần lượt là 0,011%, 0,025% và 0,03% giá trị giao dịch; PGBank, Eximbank và VietABank đều áp dụng mức phí là 0,02% với các giao dịch chuyển khoản nhanh ngoài hệ thống.

Tại BIDV, phí chuyển khoản nhanh 24/7 là 2.000 đồng cho các giao dịch chuyển khoản dưới 500 nghìn, 7.000 đồng cho các giao dịch từ 500 nghìn - 10 triệu và 0,02% với các giao dịch trên 10 triệu (mức phí tối thiểu là 10.000 đồng, tối đa là 50.000 đồng); tại HDBank, mức phí này lần lượt là 7.500 đồng, 8.000 đồng và 9.000 đồng cho các giao dịch dưới 500.000, từ 500.000 - 2 triệu và trên 2 triệu đồng.

Không thu phí dựa trên giá trị giao dịch, Vietinbank và SaigonBank lần lượt áp dụng mức phí chung là 9.000 đồng và 6.000 đồng/giao dịch chuyển khoản.

Bên cạnh phí chuyển khoản, một số ngân hàng cũng tính phí duy trì dịch vụ mobile banking. Có thể kể đến như TPBank, PVcomBank, Viet A Bank và Kienlongbank thu phí duy trì dịch vụ là 5.000 đồng/tháng, Vietinbank và SaigonBank thu phí 9.000 đồng/tháng, hay tại Eximbank, mức phí sẽ là 100.000 đồng/năm cho gói truy vấn và 200.000 đồng/năm cho gói giao dịch; …

 Một số ngân hàng áp dụng zero fee, các nhà băng còn lại đang tận thu phí dịch vụ mobile banking như thế nào?  - Ảnh 2.

Bảng phí dịch vụ Mobile banking của một số ngân hàng (chưa bao gồm VAT)

Ngày càng nhiều ngân hàng đua phí "0 đồng"

Chiến lược phí "0 đồng" đang dần trở thành xu thế cạnh tranh chủ đạo trong việc cung cấp các giao dịch trực tuyến nói chung và giao dịch qua các thiết bị di động (mobile banking) nói riêng của ngành ngân hàng trong vài năm trở lại đây. Theo đó, nếu như ở thời điểm năm 2016, Techcombank là ngân hàng tiên phong triển khai nhiều chương trình khuyến mãi cho khách hàng như miễn phí chuyển khoản, miễn phí quản lý tài khoản,… thì đến hiện tại, nhiều ngân hàng khác cũng đã tham gia vào cuộc đua miễn phí dịch vụ nhằm tạo dựng các lợi thế về thanh toán.

Đơn cử như BaoVietBank mạnh tay miễn mọi loại phí cho khách hàng giao dịch trực tuyến, hay SeABank, NCB chỉ thu duy nhất phí duy trì tài khoản lần lượt là 5.000 đồng/tháng và 6.000 - 9.000 đồng/tháng. Các chủ tài khoản của VIB và Techcombank nếu duy trì số dư bình quân 2 triệu đồng/tháng trở lên cũng sẽ được miễn tất cả phí.

Một số ngân hàng khác lại lựa chọn triển khai nhiều gói tài khoản đa dạng, đi kèm các điều kiện duy trì số dư bình quân theo tháng để được miễn phí. Chẳng hạn, mới đây nhất, Vietcombank đã ra mắt 4 gói tài khoản giao dịch tích hợp, nếu người dùng duy trì số dư không kỳ hạn bình quân hàng tháng từ 4 triệu trở lên (gói tài khoản VCB-Plus) sẽ được miễn tất cả các loại phí dịch vụ tài khoản, bao gồm cả chuyển tiền trong và ngoài hệ thống. Còn tại VPBank (gói VPAutolink) và MSB (gói M-Money), 2 nhà băng này cũng sẽ không thu phí đối với các tài khoản có số dư bình quân tối thiểu 2 triệu đồng/tháng. Trong khi đó, để được hưởng chính sách miễn phí dịch vụ tài khoản ở OCB, khách hàng cần phải duy trì số dư tối thiểu lên tới 50 triệu đồng/tháng.

 Một số ngân hàng áp dụng zero fee, các nhà băng còn lại đang tận thu phí dịch vụ mobile banking như thế nào?  - Ảnh 3.

Bảng phí dịch vụ Mobile banking của một số ngân hàng (chưa bao gồm VAT) đầu tháng 2/2021

Trong bối cảnh công nghệ phủ sóng rộng khắp như hiện nay, chiến lược về phí là một trong những chiến lược trọng tâm để các ngân hàng thu hút khách hàng sử dụng dịch vụ, nhưng bên cạnh đó yếu tố an toàn bảo mật, hệ thống hoạt động trơn tru liền mạch... cũng là những yếu tố mà người dùng đặc biệt chú trọng.

Thái Bích Phương

Nhịp sống kinh tế

Xem thêm: nhc.21241050180201202-oan-eht-uhn-gniknab-elibom-uv-hcid-ihp-uht-nat-gnad-ial-noc-gnab-ahn-cac-eef-orez-gnud-pa-gnah-nagn-os-tom/nv.zibefac

Comments:0 | Tags:No Tag

“Một số ngân hàng áp dụng "zero fee", các nhà băng còn lại đang "tận thu" phí dịch vụ mobile banking như thế nào?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools