Phòng điều trị bệnh nhân COVID-19 tại bệnh viện dã chiến tỉnh Gia Lai - Ảnh: HUỲNH CÔNG ĐÔNG
Ngày 8-2, Ban chỉ đạo phòng chống COVID-19 tỉnh Gia Lai cho biết bệnh viện dã chiến điều trị COVID-19 của tỉnh với quy mô 300 giường đang khẩn trương lắp đặt trang thiết bị để sớm đưa vào hoạt động. Bệnh viện trưng dụng Trung tâm điều trị chất lượng cao trụ sở Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai (đường Tôn Thất Tùng, TP Pleiku).
Trung tâm điều trị chất lượng cao xây dựng hoàn thành năm 2019, với quy mô 300 giường nội trú (hiện chưa đưa vào hoạt động), để làm nơi dự phòng và sử dụng làm bệnh viện dã chiến điều trị bệnh COVID-19.
Trung tâm điều trị chất lượng cao xây dựng hoàn thành năm 2019, với quy mô 300 giường nội trú (hiện chưa đưa vào hoạt động) - Ảnh: HUỲNH CÔNG ĐÔNG
Bệnh viện có khuôn viên chung thông với Bệnh viện Đa khoa tỉnh - nơi có đội ngũ y bác sĩ và trang thiết bị đầy đủ, rất thuận lợi cho việc điều trị bệnh nhân trong tình trạng khẩn cấp.
Bệnh viện có khoảng 100 nhân viên, gồm bộ máy hành chính, khoa điều trị, phòng mổ, phòng sinh, phòng lọc thận nhân tạo. Có 3 tầng được thiết lập điều trị bệnh COVID-19 với hệ thống thang máy, lối đi khép kín độc lập, dễ quản lý, giám sát.
Máy lọc thận từ Bệnh viện đa khoa khu vực An Khê được đưa đến bệnh viện dã chiến chuẩn bị lắp đặt - Ảnh: HUỲNH CÔNG ĐÔNG
Để đảm bảo phục vụ bệnh viện dã chiến, tại đây Ban chỉ đạo phòng chống bệnh COVID-19 tỉnh Gia Lai đã trưng tập máy móc thiết bị y tế từ các bệnh viện lớn trên toàn tỉnh đưa về. Các chuyên gia y tế cũng đã tiến hành thử nghiệm, tiến hành huấn luyện quy trình điều trị bệnh nhân.
Trước đó, bác sĩ CKII Trần Thanh Linh - phó trưởng khoa hồi sức Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM) - đã đến tỉnh Gia Lai tập huấn, chỉ đạo vận hành quy trình khám chữa bệnh đối với bệnh nhân nhiễm COVID-19.
Một bác sĩ chuyên gia tại tỉnh Gia Lai cho biết quy trình từ đón tiếp bệnh nhân đến các phòng kỹ thuật, giường bệnh đều thực hiện các bước vệ sinh, khử trùng vô khuẩn. Các nhân viên y tế trong bệnh viện sẽ được chia làm 3 êkíp, mỗi êkíp hoạt động trong 24 giờ. Sau khi điều trị bệnh nhân, nhóm êkíp được bố trí nghỉ ngơi tại bệnh viện dã chiến.
Ngoài ra, để đảm bảo kiểm soát an ninh trong bệnh viện và bên ngoài, Tập đoàn Viettel đã hỗ trợ các máy móc, phần mềm, đường truyền… để thực hiện việc giám sát an ninh tòa nhà và hội chẩn trực tuyến. Việc phân loại rác thải y tế có nguồn lây cũng được giám sát chặt chẽ và tiêu hủy ngay trong khuôn viên bệnh viện.
Dự kiến ngày 11-2, tức ngày 30 Tết, bệnh viện dã chiến điều trị bệnh COVID-19 tỉnh Gia Lai sẽ được đưa vào hoạt động.
Đoàn công tác của bác sĩ CKII Trần Thanh Linh - phó trưởng khoa hồi sức Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM) - đến Gia Lai tham gia chỉ đạo vận hành bệnh viện dã chiến tỉnh Gia Lai - Ảnh: BS.PHÚC
Một công nhân sửa chữa một tấm vách ngăn giữa khu điều trị nội trú và khu hành chính của bệnh viện dã chiến. Ảnh: HUỲNH CÔNG ĐÔNG
Tất cả các vách ngăn trong suốt tại khu vực khám bệnh đều được bịt kín và có hệ thống hút gió riêng, nhằm ngăn ngừa sự lây lan của bệnh dịch - Ảnh: HUỲNH CÔNG ĐÔNG
Một cán bộ bệnh viện dã chiến đang kiểm tra lại hệ thống camera giám sát tại khu vực an ninh của bệnh viện - Ảnh: HUỲNH CÔNG ĐÔNG
Việc xử lý chất thải có nguồn lây lan trong khu vực điều trị bệnh nhân nhiễm COVID-19 được thực hiện theo quy trình nghiêm ngặt - Ảnh: HUỲNH CÔNG ĐÔNG
TTO - Sau 1,5 ngày đêm làm việc liên tục, bệnh viện dã chiến tại Trung tâm Y tế TP Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên) đã hoàn thành và có thể tiếp nhận, điều trị bệnh nhân COVID-19.
Xem thêm: mth.46180843180201202-ial-aig-o-neihc-ad-neiv-hneb-gnort-neb/nv.ertiout