vĐồng tin tức tài chính 365

Các hãng bay Mỹ đang 'bơi' trong tiền mặt

2021-02-08 16:49

Ngành hàng không Mỹ vừa chốt sổ năm tệ nhất lịch sử, với khoản lỗ tổng cộng hơn 30 tỷ USD. Dù vậy, ngành này cũng kết thúc năm 2020 với một biển tiền mặt.

4 hãng bay lớn nhất nước này – American, Delta, United và Southwest Airlines – hiện có tổng cộng 31,5 tỷ USD trong bảng cân đối kế toán cuối năm 2020. Con số này cuối năm 2019 – trước khi đại dịch xuất hiện – là 13 tỷ USD. "Thanh khoản" đã trở thành từ yêu thích của các lãnh đạo hãng bay khi mô tả về tình hình tài chính của mình. Nếu cộng cả phần tiền chưa vay trong hạn mức tín dụng được cấp, các hãng hàng không này có thể tiếp cận gần 65 tỷ USD.

Máy bay của Delta Airlines đỗ tại một sân bay ở Alabama (Mỹ). Ảnh: Reuters

Máy bay của Delta Airlines đỗ tại một sân bay ở Alabama (Mỹ). Ảnh: Reuters

"Thanh khoản đang ở mức kỷ lục", Philip Baggaley – nhà phân tích tín dụng hàng không tại Standard & Poor's nhận xét, "Đó là điều tốt và là một trong vài điểm mạnh của họ tại thời điểm này".

Các hãng hàng không đã nhận sự hỗ trợ tài chính lớn từ chính phủ Mỹ, nhưng phần lớn số này được yêu cầu để chi trả lương nhân viên. Các nhà băng Mỹ và Wall Street cũng là nhà cung cấp tiền mặt và khoản vay lớn cho ngành này.

Có rất nhiều người sẵn sàng cho hãng hàng không vay tiền. Các hãng bay đã bán trái phiếu, cổ phiếu, vay tiền, thế chấp máy bay. Đây là động thái bất thường trong tình hình này. Việc vay nợ khiến khối nợ dài hạn của các hãng tăng thêm 40 tỷ USD.

"Tôi cho rằng tâm lý chung là các hãng bay đang bị tổn thương, nhưng sẽ kiếm lời lại được", Baggaley nói. Môi trường lãi suất thấp đã giúp các hãng này, khi nhà đầu tư và ngân hàng khát lợi nhuận cao sẵn sàng cho vay các hãng bay.

Các hãng cũng giảm chi phí mạnh tay, dù đã có sự hỗ trợ của chính phủ để không sa thải nhân viên. Họ đã đề xuất nghỉ hưu sớm và nghỉ việc tự nguyện để giảm 16% nhân lực đầu năm 2021. Vài tuần gần đây, American và United đã gửi đi các thông báo sa thải với tổng cộng 27.000 nhân viên, cho biết họ có thể phải nghỉ việc nếu vòng hỗ trợ thứ 3 của chính phủ không có trước ngày 1/4.

Tháng 10/2020, rất nhiều người đã bị sa thải khi gói hỗ trợ trả lương đầu tiên của liên bang hết hiệu lực. Những người này được gọi đi làm trở lại vào tháng 12, khi gói cứu trợ thứ hai, trong đó có 17 tỷ USD cho ngành hàng không, được tung ra. Tuần trước, các công đoàn hàng không tiếp tục kêu gọi giới chức Mỹ thêm vòng cứu trợ nữa để các thành viên của họ không bị thất nghiệp.

4 hãng bay Mỹ đã đốt số tiền mặt tương đương 115 triệu USD mỗi ngày trong 3 quý cuối năm ngoái. Họ cũng dự báo tiếp tục đốt tiền trong nửa đầu năm nay, nhưng với tốc độ chậm hơn. Lãnh đạo các hãng bay cho biết tích trữ lượng tiền mặt lớn là cách chắc chắn duy nhất để vượt qua cuộc khủng hoảng chưa từng có tiền lệ này.

"Ngành của chúng tôi vẫn còn một chặng đường dài mới hồi phục", CEO American Doug Parker cho biết. Ông nói rằng việc tích lũy tiền mặt, cộng với cắt giảm chi phí "giúp chúng tôi tự tin rằng mình có vị thế tốt trong năm tới và dài hạn".

Hà Thu (theo CNN)

Xem thêm: lmth.0243324-tam-neit-gnort-iob-gnad-ym-yab-gnah-cac/ten.sserpxenv

Comments:0 | Tags:No Tag

“Các hãng bay Mỹ đang 'bơi' trong tiền mặt”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools