Cảnh sát xịt vòi rồng vào người biểu tình ở thủ đô Naypyitaw của Myanmar, ngày 8-2 - Ảnh: REUTERS
Tại Myanmar, ngày càng có nhiều lời kêu gọi tham gia biểu tình kể từ sau cuộc đảo chính quân sự ngày 1-2.
"Chúng tôi, những nhân viên y tế, đi đầu trong chiến dịch này để kêu gọi tất cả nhân viên chính phủ tham gia" - Aye Misan, y tá tại bệnh viện ở thành phố Yangon, kêu gọi biểu tình.
"Thông điệp của chúng tôi gửi tới công chúng là đặt mục tiêu xóa bỏ hoàn toàn chế độ quân phiệt và chúng ta phải chiến đấu cho số phận của mình".
Cảnh sát ở thủ đô Naypyidaw đã dùng vòi rồng phun nước vào người biểu tình để giải tán đám đông.
Cảnh sát xịt vòi rồng vào người biểu tình - Nguồn: Strait Times
Hàng ngàn người cũng tuần hành từ thành phố Dawei phía đông nam đất nước cho tới bang Kachin ở phía bắc. Đám đông biểu tình gồm nhiều sắc tộc, bao gồm cả những người đã từng chỉ trích bà Aung San Suu Kyi và cáo buộc chính phủ bỏ mặc người thiểu số.
Tại thành phố lớn nhất nước Yangon, một nhóm các nhà sư mặc áo cà sa đã xuống đường tuần hành cùng với công nhân và sinh viên. Các sư treo cờ Phật giáo nhiều màu cùng biểu ngữ có màu đỏ của Liên đoàn quốc gia vì dân chủ (NLD) của bà Suu Kyi.
"Hãy thả nhà lãnh đạo của chúng tôi, tôn trọng phiếu bầu của chúng tôi, đả đảo đảo chính quân sự", một biểu ngữ ghi.
Nhà sư xuống đường biểu tình ở Yangon, ngày 8-2 - Ảnh: REUTERS
Theo Hãng tin Reuters, cuộc biểu tình kéo dài từ cuối tuần qua tới nay là lớn nhất kể từ "cách mạng cà sa" do các nhà sư lãnh đạo vào năm 2007 dẫn đến việc quân đội dần rút khỏi chính trường dân sự sau nhiều thập kỷ cầm quyền.
Phóng viên Reuters đã nhìn thấy một số nhân viên chính phủ cùng với bác sĩ và giáo viên vận động biểu tình và đình công.
"Chúng tôi đề nghị nhân viên chính phủ từ tất cả cơ quan ban ngành không đi làm từ thứ hai (8-2)", nhà hoạt động Min Ko Naing cho biết.
Nhân viên y tế biểu tình tại Yangon, ngày 8-2 - Ảnh: REUTERS
Chính quyền quân đội đã cho phép truy cập Internet trở lại vào cuối tuần qua. Việc chặn Internet làm dấy lên lo sợ đất nước Myanmar sẽ quay lại tình trạng cô lập và nghèo đói trước khi quá trình chuyển đổi sang dân chủ bắt đầu vào năm 2011.
Mỹ và các nước phương Tây đều lên án cuộc đảo chính nhưng Hãng tin Reuters nhận định có rất ít động thái cụ thể có thể gây sức ép với các tướng lĩnh quân đội Myanmar.
Cảnh sát vũ trang được huy động để giữ an ninh tại thủ đô Myanmar, ngày 8-2 - Ảnh: REUTERS
Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc đã kêu gọi trả tự do cho bà Suu Kyi và những người bị giam giữ khác, trong khi Mỹ đang xem xét các biện pháp trừng phạt.
"Những người biểu tình ở Myanmar tiếp tục truyền cảm hứng cho thế giới. Myanmar đang vươn lên để giải phóng tất cả những người đã bị giam giữ và bác bỏ chế độ độc tài quân sự một lần và mãi mãi. Chúng tôi ở bên các bạn", ông Thomas Andrews - đặc phái viên của Liên Hiệp Quốc về nhân quyền tại Myanmar - viết trên Twitter.
TTO - Theo các nhân chứng tại Myanmar, chiều 7-2, mạng Internet đã được khôi phục ở các thành phố lớn sau hơn một ngày bị gián đoạn. Nhờ đó nhiều người có thể sử dụng chức năng phát trực tiếp của Facebook ngay trên đường phố.
Xem thêm: mth.58850616180201202-pa-nart-oab-hnac-tas-hnac-hnit-ueib-aig-maht-ias-us-ramnaym/nv.ertiout