Bộ Công thương công bố giá thành sản xuất kinh doanh điện của EVN năm 2019 chiều ngày 8-2 - Ảnh: N.H
Theo đó, tổng chi phí sản xuất kinh doanh điện năm 2019 là 387.828,78 tỉ đồng ở tất cả các khâu, với giá thành sản xuất kinh doanh điện là 1.848,85 đ/kWh, tăng 7,03% so với năm 2018.
Lý giải về việc tăng giá thành sản xuất kinh doanh điện, Bộ Công thương cho hay ở khâu phát điện, chi phí là 1.477,19 đ/kWh. Nguyên nhân tăng là do năm 2019 lượng nước về hồ đạt thấp hơn nên huy động từ nguồn thủy điện đạt thấp trong khi nguồn điện chạy than, khí, dầu, năng lượng tái tạo cao hơn.
Giá than trong nước cũng được điều chỉnh tăng 2 lần trong năm 2019, trong khi TKV và TCT Đông Bắc là những đơn vị cung cấp than chính lần đầu bán than pha trộn có giá cao hơn làm tác động đến chi phí phát điện hầu hết nhà máy nhiệt điện than.
Ngoài ra, giá dầu Mazut (FO) bình quân năm 2019 cũng tăng 0,9% so với năm 2018, làm ảnh hưởng đến chi phí khi huy động các nhà máy nhiệt điện chạy dầu.
Giá khí tại các nhà máy điện sử dụng khí Nam Côn Sơn trong bao tiêu cũng được thực hiện theo thị trường nên có giá cao hơn, giá khí mỏ Thiên Ưng và Đại Hùng tăng 2%/năm theo hợp đồng.
Trong khi đó, tỉ giá USD/VND tăng khoảng 0,97% làm chi phí mua điện từ các hợp đồng bằng USD, nhiên liệu bằng USD hay nhập khẩu điện từ Trung Quốc, Lào tăng. Chưa kể các khoản thuế, phí và tiền phải nộp theo quy định như thuế tài nguyên nước.
Ở khâu truyền tải điện, chi phí giá thành là 81,97 đ/kWh; khâu phân phối và bán lẻ điện có giá thành là 282,46 đ/kWh. EVN phải bù giá cho chi phí sản xuất kinh doanh tại các xã, huyện đảo là trên 300,75 tỉ đồng.
Theo Bộ Công thương, sản lượng điện thương phẩm năm 2019 là 209,77 tỉ kWh, tăng 9,05% so với năm 2018. Doanh thu bán điện của EVN là 388.355,63 tỉ đồng, tăng 16,63% so với năm 2018. Giá bán điện thương phẩm bình quân thực hiện năm 2019 là 1.851,36 đ/kWh, tăng 6,95% so với năm 2018.
Như vậy, trong năm này EVN lãi 523,37 tỉ đồng, tương ứng tỉ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu năm 2019 là 0,35%.
Mặc dù vậy, Bộ Công thương cho hay trong năm tài chính 2019 EVN đã hạch toán vào chi phí giá thành sản xuất kinh doanh điện năm 2019 là 3703,49 tỉ đồng. Tuy nhiên, các khoản chưa hạch toán vào giá thành lên tới hơn 9.249 tỉ đồng.
Bộ Công thương có thẩm quyền điều chỉnh giá bán lẻ điện
Việc Bộ Công thương công bố giá thành sản xuất kinh doanh điện được thực hiện vào mỗi cuối năm đối với năm tài chính của 2 năm trước. Đây sẽ là cơ sở để Bộ Công thương, EVN tính toán và đề xuất thực hiện việc điều chỉnh giá bán lẻ điện trên cơ sở chi phí giá thành đã công bố.
Như vậy, với việc chi phí giá thành sản xuất kinh doanh điện năm 2019 vừa được công bố tăng hơn 7%, việc điều chỉnh giá điện nếu được thực hiện sẽ thuộc thẩm quyền quyết định của Bộ Công thương sau khi EVN báo cáo, theo quyết định 24/2017 quy định về cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân.
TTO - Do phải tăng mua điện từ các nhà máy điện độc lập bên ngoài, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đang đứng trước những áp lực lớn về tài chính khi phải thanh toán cho các hợp đồng mua điện dài hạn.
Xem thêm: mth.15773137180201202-gnod-it-73-325-ial-nve-gnuhn-7-gnat-neid-taux-nas-hnaht-aig/nv.ertiout