Trông bánh chưng ngày Tết luôn là khoảng thời gian đầy ắp kỷ niệm
Gánh nước xông đất
Cái thời mẹ gánh nước xông đất đêm giao thừa với tôi chỉ là những câu chuyện được nghe kể lại. Mỗi năm, trước Tết độ 1-2 tuần, khi ngồi tính sẽ nhờ ai xông đất lấy may cho năm mới, mẹ lại nhắc chuyện cũ.
Câu chuyện được kể lại nhiều lần, trong nhà ai cũng thuộc nhưng vẫn cứ như mới. Cũng phải, vì sau này từ lúc tôi biết đến Tết mẹ đã thôi không đi gánh nước đêm.
Mẹ kể, thời đó khi nghe ông nội nhắc chuyện đi gánh nước đêm giao thừa để xông đất mẹ sợ lắm. Phần vì mẹ vốn sợ ma. Con đường đất từ nhà ra đến bến sông chưa đến 500m nhưng trời tối như mực, có khi phải mang theo chiếc đèn bão. Hai bên đường là những rặng tre um tùm. Lại thêm cái lạnh buốt giá. Những cơn gió bấc, đôi khi lại cả mưa phùn ngày xuân.
Mà chuyện gánh nước đêm đâu có nhộn nhịp như ngày thường. Dường như lúc nào chỉ có bóng dáng gầy nhỏ thó nhưng thoăn thoắt của mẹ. Vậy nên, mẹ cứ đi thẳng một mạch ra bến sông vốn đã quen vì ngày nào cũng qua lại.
Vục đôi thùng xuống chưa cần chạm đáy nước đã đầy lênh láng. Mẹ không quên bỏ vài đồng tiền lẻ như lời ông dặn, giống như xin lộc của thần sông. Dòng sông Cái chảy qua làng cũng là dòng sông mẹ.
Đôi chân thoăn thoắt trở về, hai thùng nước được đổ vào chiếc chum ximăng. Mẹ không quên dùng bẹ cây chuối già (quê tôi vẫn gọi là chuối tiêu) đã chuẩn bị sẵn, đập dập rồi khuấy chum nước cho nhanh lắng cặn.
Đấy cũng là cách làm dân gian chẳng ai biết vì sao, nhưng hôm sau nước đúng là trong thật. Nước lấy từ sông trong đêm giao thừa sẽ được dùng cho việc nấu nướng bữa cúng đầu năm mới.
Mẹ cũng chẳng nhớ từ ngày về làm dâu nhà bố đã bao năm đi gánh nước đêm giao thừa như thế. Tất nhiên, đàn con 6 đứa những lúc ấy đã say giấc nồng để chuẩn bị sáng hôm sau dậy thật sớm canh pháo bố đốt.
Đơn giản để nhặt được những quả pháo rụng khỏi dây và cất khư khư như báu vật chơi mấy ngày Tết. Sau này, khi có chủ trương không đốt pháo để đảm bảo an toàn, tiếng pháo ngày Tết đã lùi vào dĩ vãng nhưng vẫn cứ rộn ràng trong lòng mỗi khi nhắc lại.
Rồi bẵng đi nhiều năm khi bến sông từ bên bồi thành bên lở, mẹ không còn đi gánh nước đêm. Việc xông nhà hoặc nhờ người hợp tuổi hoặc do chính bố tự làm. Nhưng mẹ cũng chẳng vơi đi phần nào tất bật bởi bớt một việc là thêm những việc khác. Nhất là những ngày trước Tết càng phải chuẩn bị kỹ hơn.
Nồi bánh chưng ngày Tết
Chiếc quần tích kê và nồi bánh chưng
Tết ở quê là những ngày vui nhất trong năm. Mọi công việc tạm gác đã đành. Lớp trẻ con như chúng tôi nếu năm nào gia đình dư dả sẽ được ưu tiên sắm quần áo mới. Có năm, mẹ cắt cắt khâu khâu lại quần áo của đứa lớn cho đứa bé mặc. Miễn quần áo còn lành lặn, sạch sẽ là được, mẹ vẫn nói thế.
Nói là lành nhưng nhiều khi chúng tôi vẫn nói đùa với nhau về chiếc quần có… hình tivi ở mông. Số là vì quá mải lê la nên phần này luôn rách đầu tiên. Mẹ khâu vá giỏi nhưng khoản "tích kê" (ngôn ngữ địa phương) này bố luôn làm rất hoàn hảo.
Những miếng vải cùng tông màu sẽ được đệm, sau đó khâu thành hình vuông từ phần tâm rất nhỏ sau đó cứ lớn dần cho đến khi hết phần rách. Những mũi kim đều tăm tắp khiến chiếc quần rách trông cũng "sang" hơn.
Và cũng bởi thời đó hầu như đứa trẻ nhà nào cũng mặc quần "tích kê" nên chẳng có gì phải xấu hổ. Cùng lắm, mặc những chiếc áo rét dài hơn, che kín là xong.
Nhưng vui hơn là bữa cơm nào cũng có thịt, dẫu vẫn còn phải độn ngô, độn sắn. Thời đó, chẳng có chuyện mè nheo thịt nạc hay mỡ. Vì "con lợn có béo, cỗ lòng mới ngon" nên trước Tết mẹ đều cố gắng vỗ béo cật lực, vừa nặng ký để bán có tiền.
Thịt béo, rán lấy mỡ dùng qua hết cả mùa đông. Vậy là vẹn đôi đường. Thịt lợn được cắt thành từng miếng đều tăm tắp. Phần để dành gói bánh, nấu đông hay nướng xiên rồi treo lên ăn dần mấy ngày Tết.
Phần mỡ hơn hoặc được ướp muối mặn chát để thịt không bị hỏng. Sau này, cứ áp chảo rồi đổ ngập mỡ lại. Ra giêng ngày rộng tháng dài, cứ lấy từng miếng thịt đó thái mỏng rồi xốt cà chua. Ăn đến miếng cuối cùng vẫn cứ ngậm ngùi. Tiếc vì đã hết.
Chợ quê ngày Tết
Ngày Tết, thích nhất là khi thịt heo, gói bánh được ngồi "trông bánh chưng chờ trời sáng". Đơn giản vì chỉ để canh chiếc bánh chưng con của mình không bị các chị giành. Dẫu đứa nào cũng có phần phân chia như bố vẫn nói. Nhưng nấu bánh chín, có cái to - cái nhỏ, cái xấu - cái đẹp nên phải canh để lựa trước.
Ấy vậy mà khi lửa bếp vừa đượm hồng cũng là lúc trên manh chiếu mỗi đứa đã ôm gối ngủ một góc. Khói bếp cay mắt nhưng hơi than ấm áp. Có khi cả năm mấy chị em mới có dịp quây quần ngủ chung một bữa như thế. Chỉ còn bố thức trông bánh và thay nước. Buổi sáng hôm sau khi tỉnh giấc, bánh đã vớt ra đâu vào đấy, được bố nắn vuông thành sát cạnh.
Tôi nhớ như in thời đó, ăn bánh chưng trông thời tiết. Trời lạnh không sao. Tết nào không may trời nồm bố có cách riêng. Biển chứa nước mưa chính là không gian lý tưởng để "bảo quản". Bánh chưng được thả xuống đáy biển hay đáy giếng, có khi ngâm đến cả tháng.
Bố bảo lá bánh với nhựa của gạo khi nấu là lớp màng ngăn không cho nước lọt vào làm hỏng bánh. Bố còn kể, nhà nào có ao họ còn ngâm bánh chưng dưới đáy ao, để đến vài tháng. Khi tát ao bắt cá, xúc đất lên vẫn thấy mùi thơm của bánh chưng và miếng thịt có màu đỏ rục.
Tôi không tin chuyện đó vì chưa chứng kiến nhưng ngâm bánh chưng ở biển nước là có thật. Chỉ đến khi làng có điện, nhà có tủ lạnh bố mới thôi không còn ngâm bánh như thế.
Thôi thì xuân này con không về
Sài Gòn những ngày giáp Tết se se lạnh khiến lòng da diết nhớ cái không khí Tết quê ấy. Còn biết bao ký ức đẹp. Nồi nước mùi già để tẩy trần vào chiều 30. Những bao lì xì với những đồng 200, 500 đỏ lấy may, sau đó được nhét cẩn thận trong con heo làm bằng ống tre.
Mùi khói hương trầm quyện trong niềm nhớ những người đã khuất. Hương mộc đầu hồi càng rét lại càng tỏa hương nồng đượm, rụng trắng góc sân. Khói bếp lan trên mái nhà đã nhuốm màu rêu phong.
Thôi thì xuân này con không về. Con sẽ ở lại Sài Gòn lần đầu tiên sau hơn 10 năm lập nghiệp, bên gia đình nhỏ của mình.
Ngày Tết giờ chẳng còn thiếu thứ gì. Nhưng dường như có một khoảng trống hoang hoải chẳng thể lấp đầy. Mẹ sẽ một mình cúng đêm giao thừa. Bố sẽ vẫn đi hái lộc đầu xuân. Vò võ niềm mong con nơi phương xa.
Tính đến 24h ngày 10-2, sau 27 ngày phát động, đã có 1.021 bài dự thi gửi đến tham gia diễn đàn Tết xưa - Tết nay do báo Tuổi Trẻ tổ chức, với sự đồng hành của hệ thống bán lẻ FPT Shop và Hãng hàng không Vietjet Air.
Ngày 7-2: Lư Nguyên, Hoang Uyen Tran, Quang Vien Nguyen, Ngọc Giàu, Truong Ngoc Hanh, Phương Thùy Đinh, Tao Pham Van, Bình Nguyễn, Vũ Thu Hà, Nguyễn Hà Tiên, Thao Nguyen Thu, Bao Hong, Thao Truong Van, Long Trần, Lan Huong Nguyen, Tuan Cuong, Trang Chu, Trần Hồng Ngọc, Nguyen Cac Ngoc, Thảo Vy Trần, Minh Nguyễn, Bac Vu, Lài Nguyễn Thị, Nguyễn Thảo, Anh Nguyen, Trí Trương Văn, MTTV.
Ngày 8-2: Nhi Hoàng, Kiệt Đào, Quyên Gavoye, Tín Trương Công, Hữu Minh Nguyễn, Tao Pham Van, Diễm Nguyễn Thị Kiều, Vu The Thuoc, Tran Dinh Thao, Dung Nguyen, Lê Gia Hoài, Nguyen Thi Tieu My, Trương Hồng Hà, Pinkmoon Ng, Nguyễn Phạm Hải Dương, Nhung Lê Thị, Hà Vũ, Nguyễn Hương, Xuân Nguyễn Duy, Nhung Lê Thị, Dreamy Girl, Thu Hien, Ngan Luong, Nam Nguyen, Mai Nguyen Tran Thi, Trường Sơn.
Ngày 9-2: Lưu Cẩm Vân, Giai Quỳnh Phạm, Thúy Thanh Ngô, Tan Thoi Le, Thu Hien, Quan Tien, Út Miền Nam, Liên Mai, Thu Hiền Trần, Truong Dinh Ty, Vu The Thuoc, Giang Ngô, Vạn Sự Tùy Duyên, Phương Lê Thị Thu, Thanh Nguyen, Nguyen Thi Lai, Nguyễn Minh Châu, Thanh Trúc, Thu Phung.
Ngày 10-2: Huyen Nguyen, Dung Nguyen, Minh Trung Đào, Vũ Thị Huyền Trang, Phan Thuần, Kim Anh Nguyễn Thị, Khuê Việt Trường, Chau Vo, Bảo Ngọc, Mr. Sâu Lông, Minh Le, Minhthi Le, Xuan Thuan, Jenny, Thao Truong Van, Sinh Trịnh, Thu Hien, Thu Nguyen, Duc Du, Hien Ho, Thu Hương Phạm, Pham Vu Anh Thu, Ngọc Nữ Đồng Hồ, Truong Thien, Phuong Thao, Kieu Huynh.
Diễn đàn Tết xưa - Tết nay cũng nhận được bài tham gia qua đường bưu điện của các bạn đọc: Trần Đình Toàn (Nghệ An), Trần Viết Tuấn (Huế), Nguyễn Thị Chỉnh (Ninh Bình), Nguyễn Thị Oanh (Bà Rịa - Vũng Tàu), M.A (Bình Dương), Võ Văn Hinh (Nhà Bè, TP.HCM), Trần Hoàng Nhi (Q.6, TP.HCM), Vũ Thu Hà (Q.6, TP.HCM), Trần Hoàng Uyên (Q.6, TP.HCM).
Diễn đàn Tết xưa - Tết nay do báo Tuổi Trẻ tổ chức, với sự đồng hành của hệ thống bán lẻ FPT Shop và Hãng hàng không Vietjet Air.
Diễn đàn gồm các bài viết, bài dự thi của cuộc thi Tết xưa - Tết nay về những ký ức Tết xưa, khát vọng ngày xuân hay những khoảnh khắc sum họp, cảnh đẹp trên đường về quê đón Tết của bạn đọc.
Diễn đàn mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp, bài dự thi trên cả nước. Thời gian nhận bài từ ngày 15-1-2021 đến hết ngày 20-2-2021.
Cách thức tham gia:
Bài viết dự thi gửi đến theo 2 cách:
Gửi qua địa chỉ email: tet@tuoitre.com.vn
Gửi qua đường bưu điện theo địa chỉ: Báo Tuổi Trẻ - 60A Hoàng Văn Thụ, P.9, Q.Phú Nhuận, TP.HCM. Ngoài bì thư ghi rõ tham gia cuộc thi viết Tết xưa - Tết nay.
Bạn đọc vui lòng cung cấp địa chỉ, số tài khoản, số CMND để chúng tôi chuyển nhuận bút.
Các bài lọt vào vòng sơ kết sẽ được thông báo sau.
Cơ cấu giải thưởng:
• 1 giải nhất: 10 triệu đồng (hiện kim) + quà tặng là: điện thoại Samsung A31 của FPT Shop; 02 vé khứ hồi G1 của Vietjet Air.
• 2 giải nhì: mỗi giải gồm 5 triệu đồng (hiện kim) + quà tặng là: điện thoại Xiaomi Note 9 hoặc Oppo A53 của FPT Shop; 01 vé khứ hồi G1 của Vietjet Air.
• 3 giải ba: mỗi giải gồm 5 triệu đồng (hiện kim) + quà tặng là: điện thoại Realme C12 hoặc VSmart Joy 4 hoặc Vivo Y20 của FPT Shop; mô hình máy bay Vietjet size lớn.
• 10 giải khuyến khích: mỗi giải gồm 2 triệu đồng (hiện kim) + quà tặng là sạc dự phòng UMETRAVEL 10.000 mAh của FPT Shop; mô hình máy bay Vietjet size nhỏ.
• 20 phần quà tặng dành cho bạn đọc trên mạng xã hội là: balô FPT Shop + voucher giảm 10% khi mua laptop tại hệ thống cửa hàng FPT Shop; gấu bông + túi du lịch Vietjet.
Lễ trao giải dự kiến diễn ra trước 28-2-2021.
TTO - Cả niềm vui, ước vọng mỗi năm của ba mẹ có lẽ dồn hết lại vào tháng chạp, khi đất yên, trời lặng, vụ rau cải Tết dù ngắn ngày nhưng mang theo biết bao trông đợi. Đó là bánh mứt, là chút thịt heo, là từng cái áo mới cho chúng con ngày trẻ dại.