Tổng thống Rodrigo Duterte của Philippines - Ảnh: MALACAÑANG
"Tôi muốn thông báo rằng từ giờ trở đi, nếu có binh sĩ Mỹ nào ở đây và các ông muốn Thỏa thuận các lực lượng thăm viếng (VFA) được triển khai thì phải trả tiền" - Tổng thống Rodrigo Duterte của Philippines phát biểu trước các binh sĩ tại căn cứ không quân Clark ở Pampanga hôm 12-2.
Nhà lãnh đạo Philippines giải thích: "Đây là trách nhiệm chung, nhưng phần trách nhiệm của các ông không phải là miễn phí. Xét cho cùng, khi chiến tranh nổ ra, tất cả chúng ta đều phải chi trả".
Tuy nhiên, theo Hãng tin Reuters, ông Duterte không nêu chi tiết về loại phí phải trả, hoặc cho biết Mỹ cần đóng bao nhiêu phí. Đại sứ quán Mỹ tại Manila vẫn chưa bình luận về phát ngôn trên.
Tuần này, các quan chức Mỹ và Philippines đã gặp nhau để giải quyết những bất đồng về VFA, và cuộc gặp như vậy là đầu tiên dưới thời Tổng thống Biden. Theo trang The Inquirer, Bộ trưởng Quốc phòng Delfin Lorenzana của Philippines hi vọng các cuộc tập trận quân sự chung với Mỹ sẽ được tổ chức trở lại vào hè năm nay.
Quan hệ giữa Mỹ và Philippines đã trở nên phức tạp khi ông Duterte lên lãnh đạo quốc gia Đông Nam Á này vào năm 2016. Ông Duterte đã có các phát ngôn lên án chính sách đối ngoại của Mỹ và có các động thái xích gần với Trung Quốc.
Được ký năm 1999, VFA cho phép các lực lượng quân sự Mỹ hiện diện ở Philippines, là một phần quan trọng trong Hiệp ước phòng thủ chung giữa Philippines - Mỹ nhiều thập niên qua.
Đầu năm 2020, ông Duterte đơn phương thông báo sẽ hủy bỏ VFA, khiến thỏa thuận này chỉ kéo dài tới tháng 8-2020. Tuy nhiên, ông đột ngột tuyên bố tạm ngưng quá trình hủy bỏ hai lần (vào tháng 6 và tháng 11-2020), nên thỏa thuận vẫn còn có hiệu lực tới tháng 8-2021, theo trang tin Rappler (Philippines).
Tháng 12-2020, Tổng thống Duterte tuyên bố sẽ tiếp tục hủy bỏ VFA nếu Mỹ không sản xuất ít nhất 20 triệu liều vắc xin ngừa COVID-19 cho Manila.
TTO - Người đứng đầu quân đội Philippines cho biết nước này sẽ tăng cường hiện diện hải quân ở Biển Đông để bảo vệ ngư dân Philippines, trong bối cảnh ngày càng có nhiều lo ngại về hoạt động của hải cảnh Trung Quốc.
Xem thêm: mth.65370750131201202-ym-iov-man-02-nauht-aoht-ev-uht-uah-iot-ar-etretud-gno/nv.ertiout