vĐồng tin tức tài chính 365

Doanh thu gần 80.000 tỷ đồng của Masan: Sản xuất đủ thứ từ nước mắm, khoáng sản, cám, bột giặt nhưng nguồn thu lớn nhất

2021-02-14 09:06

1 năm sau thương vụ M&A đình đám với VinCommerce (đơn vị vận hành chuỗi siêu thị Vinmart/Vinmart+ thuộc tập đoàn Vingroup), Masan đang dần hé lộ tương lai mới của thị trường bán lẻ trên vai trò người khổng lồ.

Kết thúc năm 2020, Masan ghi nhận doanh thu 77.218 tỷ đồng, tăng cao gấp 2 lần so với mức 37.354 tỷ đồng trong năm 2019. Trong đó, mảng bán lẻ gồm chuỗi Vinmart/Vinmart+ đóng góp 30.978 tỷ đồng, tương đương đến 40% tổng doanh số Tập đoàn. Hàng tiêu dùng lui về xếp thứ hai với 23.250 tỷ đồng, chiếm 30% tổng doanh số.

Bên cạnh danh mục đồ sộ trong lĩnh vực thực phẩm đồ uống (gồm bia, cà phê hòa tan, nước khoáng, nước chấm, mì ăn liền...), mảng sản xuất hàng tiêu dùng của Masan trong năm qua đã bổ sung thêm lĩnh vực bột giặt khi nắm quyền chi phối đối với CTCP Bột giặt NET.

Theo người đứng đầu Masan Group, năm 2020 chỉ là điểm khởi đầu trên con đường xây dựng hệ sinh thái đáp ứng nhu cầu tiêu dùng hiện đại. Tích hợp sức mạnh từ VinCommerce, Masan mong muốn hình thành nền tảng bán lẻ tích hợp nơi đáp ứng mọi nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng – theo Tổng Giám đốc là chiến lược Point of Life.

Riêng 5 năm đầu: "Mục tiêu của chúng tôi là dẫn đầu và đẩy nhanh quá trình chuyển đổi bán lẻ hiện đại trên toàn quốc chứ không chỉ giới hạn ở một địa phương. Thay vì chỉ ở mức 8% hiện nay, kênh mua sắm hiện đại dự kiến sẽ chiếm 30% toàn ngành bán lẻ vào năm 2025 và Masan có thể gia tăng quy mô này lên đến 50%", Chủ tịch Nguyễn Đăng Quang chia sẻ với cổ đông tại Đại hội thường niên 2020.

Doanh thu gần 80.000 tỷ đồng của Masan: Sản xuất đủ thứ từ nước mắm, khoáng sản, cám, bột giặt nhưng nguồn thu lớn nhất từ siêu thị - Ảnh 1.

Trong đó, có thể thấy ngoại trừ khoáng sản với tỷ trọng 9% doanh số, phần lớn mảng kinh doanh còn lại từ ngành hàng thịt (Masan MEATLife) đến hàng tiêu dùng (Masan Consumer) đều đang hậu thuẫn cho tham vọng trên trường bán lẻ của Tập đoàn. Cần nhấn mạnh, bán lẻ là một cuộc đua đốt tiền, và những "mắc xích" liên kết trên đang hỗ trợ Masan tiết giảm được các chi phí, đặc biệt chi phí phân phối hàng lên kệ siêu thị (thống kê quân bình hiện chiếm đâu đó 24-25% lợi nhuận biên).

Cùng với động thái mạnh tay đóng cửa đến 700 cửa hàng chưa hiệu quả, VinCommerce (VCM) đến cuối năm 2020 đã đạt EBITDA dương 0,2% với lợi nhuận 16 tỷ đồng.

Song song, The CrownX - công ty nắm giữ lợi ích của Masan tại VinCommerce và Masan Consumer Holdings (MCH) - ghi nhận doanh thu thuần ở mức 54.277 tỷ đồng (xấp xỉ 2,5 tỷ USD), trở thành công ty kinh doanh trong lĩnh vực tiêu dùng đứng thứ 2 về doanh thu tại Việt Nam. Trong đó, The CrowX (thành lập hồi tháng 6/2020) – được xem là quân bài chiến lược chủ chốt, tận dụng thế mạnh kép thương hiệu sản xuất hàng tiêu dùng lớn nhất Việt Nam – Masan Consumer và kênh bán lẻ hiện đại quy mô (~1/4 toàn thị trường) của VinCommerce.

Sang năm 2021, Masan đặt mục tiêu chuyển đổi VinCommerce từ điểm mua sắm thuần túy trở thành nền tảng phục vụ các nhu cầu thiết yếu, mang đến cho người tiêu dùng trải nghiệm xuyên suốt từ online-to-offline. Trong đó, thay vì chiến lược mở rộng liên tục để chiếm địa bàn như chủ cũ Vingroup, Masan cho biết sẽ mở rộng chuỗi cửa hàng theo cách chọn lọc và tập trung vào việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của các cửa hàng hiện hữu.

Công ty cũng đối sánh các điều khoản thương mại với nhà cung cấp nhằm đạt mức ngang bằng thị trường, giảm chi phí phí hoạt động tại cửa hàng song song đổi mới danh mục sản phẩm hệ thống Vinmart/Vinmart+ thông qua phát triển danh mục hàng hóa chủ chốt, đảm bảo các sản phẩm trong danh mục này có mặt tại tất cả các cửa hàng.

Nhìn chung, The CrownX theo người đứng đầu đã hoàn tất giai đoạn đầu tiên trong quá trình chuyển đổi, và đi đúng lộ trình: quý 4/2020, VinCommerce đạt mức EBITDA dương. Dù vậy, cuộc tổng tấn công sắp tới của Masan dự kiến sẽ không dễ dàng, đặc biệt là bài toán chi phí và thách thức duy trì tăng trưởng.

Năm 2020, vận hành VinCommerce cũng "ăn mòn" phần lớn lợi nhuận của Masan, trước khi đạt được EBITDA dương vào quý 4/2020. LNTT luỹ kế giảm hơn 78% so với năm 2019, từ mức 6.365 tỷ chỉ còn 1.395 tỷ đồng. Tương ứng, biên lãi trước thuế giảm mạnh từ mức 19% xuống chỉ còn 3% trong năm qua.

Chưa kể, khác với chủ cũ, mảng kinh doanh cốt lõi của Masan là hàng tiêu dùng duy trì ở mức ổn định và không có yếu tố đột biến, chưa kể trong bối cảnh hiện tại Tập đoàn không giấu sự e ngại trước sự cạnh tranh ngày càng gay gắt của các đối thủ ngoại.

Doanh thu gần 80.000 tỷ đồng của Masan: Sản xuất đủ thứ từ nước mắm, khoáng sản, cám, bột giặt nhưng nguồn thu lớn nhất từ siêu thị - Ảnh 2.

Tri Túc

Doanh nghiệp tiếp thị

Xem thêm: nhc.46265628041201202-iht-ueis-ut-tahn-nol-uht-nougn-gnuhn-taig-tob-mac-nas-gnaohk-mam-coun-ut-uht-ud-taux-nas-nasam-auc-gnod-yt-00008-nag-uht-hnaod/nv.zibefac

Comments:0 | Tags:No Tag

“Doanh thu gần 80.000 tỷ đồng của Masan: Sản xuất đủ thứ từ nước mắm, khoáng sản, cám, bột giặt nhưng nguồn thu lớn nhất ”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools