Cây vạn thọ nhà tôi trồng bông to, và đặt biệt phải cao - Ảnh: C.N.
Chờ mãi mấy hôm, vẫn không thấy tin được bay về nước, cách vợ con gia đình chỉ tầm hai giờ bay mà cũng phải chịu. Lòng chút đượm buồn, bâng khuâng nhớ chuyện Tết xưa.
So ra mấy chục năm, Tết cũng không mấy gì khác. Có chăng, mâm cỗ cúng Tất niên có tươm tất hơn, nhà thêm đông con cháu dâu rể, thành ra cũng nhiều không khí, còn đâu vẫn vậy.
Từ hồi có gia đình riêng, năm nào cũng ráng về với ông bà, Tết quê dù ít dù nhiều vẫn còn hương vị. Tết ở thành phố, qua mùng một là hết, nói chung với tôi có phần nhàn nhạt.
Hồi bé, khái niệm thời gian nó lờ mờ lắm. Gieo xạ vụ đông xuân xong, trời mưa lâm thâm miết. Không có việc gì nhiều, ba mẹ và người lớn trong xóm rủ nhau đi đào gốc cây bạc hà. Công việc khá nặng nhọc, nhưng được cái bổ ra lắm củi và rất chắc.
Việc của tôi là xếp thành các đống cao, vuông vắn để ráo nước, được mấy ngày nắng to, sẻ đem phơi để nấu bánh tét, đun bếp. Nhìn ra trước nhà, mấy luống hoa vạn thọ cao ngang bụng, đang đơm nụ, thêm vài vạt gừng toan đã lớn, ấy là Tết sắp đến rồi.
Gần Tết, mẹ tôi đi chợ thường xuyên hơn. Chợ La Chữ cũng được xem là chợ lâu đời, lịch sử hơn 600 năm, đặt ngay cạnh đình làng, trên con đường "Thiên Lý Thượng Đạo" từ xưa.
Chợ quê tuy xập xệ nhưng cái gì cũng có, một phần vì người dân La Chữ cũng khá "có của". Nếu ai hiểu Huế sẽ rất quen câu "Họ Thân không gia, họ Hà không dân". La Chữ là quê hương của họ Hà, nổi tiếng vì nhiều người làm quan, ít làm dân.
"Một đồng cũng công đi chợ", ý nói quý công đi lại mỗi phiên mua bán, nên bố mẹ tôi tính toán chuẩn bị kỹ lắm. Từ tối hôm trước, một đầu quang gánh đã sắp đầy những lớp củ gừng, đầu kia là mấy con gà và hơn chục bó ống giang (một loại cây cùng họ tre, dùng chẻ dây lạt, buộc bánh tét).
Gần mấy chục năm vẫn chỉ có thế, bao nhiêu chi tiêu ngày Tết đều trông vào đấy. Gừng trồng ngay trước nhà, hợp đất nên củ to và thơm, dịp Tết rất được giá. Ống giang thì ba tôi và các chú phải đi vào tận trong rừng mà tìm. Cây này ống thon bằng cổ tay, chẻ thành dây lạt rất dẻo, về sau người ta chuyển sang buộc dây nilon, nên nghề này cũng mất dần đi.
Nhà tôi tuy không khá, nhưng mẹ tôi suy nghĩ rất tân thời, Tết khó mấy cũng phải có quần áo mới, dép mới. Để mua dép cho vừa cỡ, mẹ lấy cọng rơm đo bàn chân từng đứa, lúc ra chợ thì cứ thế mà chọn cho vừa.
Tết bắt đầu rõ nhất là ngày cúng ông Táo, đôi quang gánh mẹ tôi có thêm mấy nhánh hoa giấy, nhiều màu sắc rất đẹp. Đó là thứ hoa dùng để trang trí trên bàn thờ, mãi sau tôi mới biết, có cả một làng chuyên sản xuất loại hoa này.
Nói là cúng cho oai, chứ thật ra cũng chỉ là lau chùi lại bàn thờ, thay hoa giấy, thay tượng một bà hai ông, thay bát nhang, ly nước, khá giả thì có thêm vàng mã, nải chuối, đĩa thức ăn. Của ít lòng nhiều, ông Táo đành phải tự túc phương tiện lên thiên đình vậy.
Khác với bây giờ, người ta cúng cả cá chép, máy bay. Chu cha.
Nhiều năm sau có điều kiện, mẹ tôi cố gắng mua thêm hoa lay ơn cúng tổ tiên - Ảnh: C.N.
Sau ngày ông Táo, ba mẹ tôi chọn mấy chục cặp vạn thọ đẹp nhất, chất lên xe tải, đem đi bán. Chỗ bán cũng không cố định, cứ đi dọc xuống thành phố, nơi nào đông thì dừng, ai hỏi mua thì bán. Giống cây vạn thọ nhà tôi trồng bông to, và đặt biệt phải cao. Khác hẳn trong Nam, cứ nhỏ nhỏ thấp thấp.
Nghề này tuy không nuôi sống được gia đình, như là nguồn thu nhập chính mỗi dịp Tết, bán là có tiền tươi, cũng phụ giúp phần nào. Theo thời gian, đời sống lên cao, nhu cầu cũng khác, có tuổi thọ rồi thì người ta muốn có phúc, có lộc, hoa cúc hoa mai dần dà cũng thay thế hoa vạn thọ.
Nhiều năm sau có điều kiện, mẹ tôi cố gắng mua thêm hoa lay ơn cúng tổ tiên, đắt một tí nhưng cũng cho bằng người ta. Thật lòng, mấy chục năm cúng riết hoa vạn thọ rồi, ông cố ông vải có về chắc cũng thấy chán.
Mấy ngày gần Tết, không khí trở nên rộn ràng. Thanh niên hẹn nhau đi dọn dẹp vệ sinh thôn xóm, chặt cây quét lá dọn cỏ. Các cụ ông thì lo việc tế lễ tại miếu xóm, đình làng.
Quanh các nhà, những người hàng xóm gọi nhau, mượn cái nồi cây chổi, "này" (mua) lại cân nếp, bó lá chuối gói bánh còn thiếu.
Có người còn lo xa hơn, đã tới dặn dò ra năm nhờ vài ba công (anh giúp tôi một ngày, tôi giúp anh lại ngày khác). Mọi thứ nghe ra có phần tất bật. Đâu đó xa xăm, văng vẳng tiếng bắt gà nhốt vịt, tiếng heo kêu, người gọi nhau chia thịt cá.
Có qua chưa những Tết xưa, nhưng Tết năm nay nghe chừng khác. Ước muốn sum vầy tạm gác tại, mong chờ Tết sang năm.
Diễn đàn Tết xưa - Tết nay do báo Tuổi Trẻ tổ chức, với sự đồng hành của hệ thống bán lẻ FPT Shop và Hãng hàng không Vietjet Air.
Diễn đàn gồm các bài viết, bài dự thi của cuộc thi Tết xưa - Tết nay về những ký ức Tết xưa, khát vọng ngày xuân hay những khoảnh khắc sum họp, cảnh đẹp trên đường về quê đón Tết của bạn đọc.
Diễn đàn mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp, bài dự thi trên cả nước. Thời gian nhận bài từ ngày 15-1-2021 đến hết ngày 20-2-2021.
Cách thức tham gia:
Bài viết dự thi gửi đến theo 2 cách:
Gửi qua địa chỉ email: tet@tuoitre.com.vn
Gửi qua đường bưu điện theo địa chỉ: Báo Tuổi Trẻ - 60A Hoàng Văn Thụ, P.9, Q.Phú Nhuận, TP.HCM. Ngoài bì thư ghi rõ tham gia cuộc thi viết Tết xưa - Tết nay.
Bạn đọc vui lòng cung cấp địa chỉ, số tài khoản, số CMND để chúng tôi chuyển nhuận bút.
Các bài lọt vào vòng sơ kết sẽ được thông báo sau.
Cơ cấu giải thưởng:
• 1 giải nhất: 10 triệu đồng (hiện kim) + quà tặng là: điện thoại Samsung A31 của FPT Shop; 02 vé khứ hồi G1 của Vietjet Air.
• 2 giải nhì: mỗi giải gồm 5 triệu đồng (hiện kim) + quà tặng là: điện thoại Xiaomi Note 9 hoặc Oppo A53 của FPT Shop; 01 vé khứ hồi G1 của Vietjet Air.
• 3 giải ba: mỗi giải gồm 5 triệu đồng (hiện kim) + quà tặng là: điện thoại Realme C12 hoặc VSmart Joy 4 hoặc Vivo Y20 của FPT Shop; mô hình máy bay Vietjet size lớn.
• 10 giải khuyến khích: mỗi giải gồm 2 triệu đồng (hiện kim) + quà tặng là sạc dự phòng UMETRAVEL 10.000 mAh của FPT Shop; mô hình máy bay Vietjet size nhỏ.
• 20 phần quà tặng dành cho bạn đọc trên mạng xã hội là: balô FPT Shop + voucher giảm 10% khi mua laptop tại hệ thống cửa hàng FPT Shop; gấu bông + túi du lịch Vietjet.
Lễ trao giải dự kiến diễn ra trước 28-2-2021.
TTO - Tết năm nào, mai nhà tôi cũng trổ bông sum suê. Mai nở đúng ngày mùng một vàng rực cả góc sân. Ông tôi vui lắm, nhìn cây mai, ông đoán vận may của nhà mình. Cây mai như nhắc nhở con cháu lối về, nhắc nhở chúng tôi biết cội nguồn gia tộc.