Nhiều người thường biện minh lâu lâu Tết đến thôi thì mình cứ "xõa" cho thoả thích. Và hầu hết mọi người sẽ đối diện với tình trạng cảm giác khó chịu trong dạ dày, ợ chua, thậm chí căng thẳng cho cơ thể mà không dễ biến mất trong thời gian ngắn sau khi đã nạp quá nhiều đồ ăn và đồ uống.
Tiến sĩ Melvin Look, Giám đốc Bệnh viện Mount Elizabeth (Singapore) cho biết, nạp quá nhiều thực phẩm chế biến, các thức ăn nhiều đường và calo gây ra sự thay đổi dữ dội về chỉ số đường huyết do mức insulin tăng đột ngột. Nhưng chưa hết, điều nghịch lý tiếp theo là dù đã ăn quá nhiều thì chúng ta đói hơn bình thường vào ngày sau. Và hệ quả là lượng calo dư thừa dẫn đến việc tăng cân. Và chỉ cần say sưa bù khú trong một tuần lễ Tết là đủ tích mỡ cho cơ thể.
Tại sao lại ăn quá nhiều?
Nhưng có một điều bạn biết điều đó nhưng vẫn cứ ăn quá nhiều không kiểm soát? Theo Tiến sĩ Melvin Look, trong dạ dày có các đầu dây thần kinh thụ cảm gửi tín hiện đến não báo hiệu đã no bụng. Nhưng vấn đề là quá trình truyền tín hiện này mất đế 20 phút. Và trong quá trình đó, mọi người cứ nạp quá nhiều thức ăn vượt mức trước khi não phát tín hiệu ngăn ăn quá nhiều.
Ngoài ra, nội tiết tố có ảnh hưởng đến việc ăn vượt mức. Cơ thể có thể quan với việc ăn nhiều bằng cách giải phóng dopamine, một chất hóa học tạo khoái cảm tự nhiên khuyến khích bạn ăn nhiều hơn.
Vì điều này nên theo Giáo sư Elizabeth Hartney, Đại học Royal Roads (Canada), dù ăn nhiều sẽ gây ra những khó chịu cho cơ thể, nhưng bạn một cách tự vẫn cứ ăn như là cách nghiện thực phẩm.
Rủi ro...
Tiến sĩ Look cảnh báo, ăn quá nhiều dẫn đến rủi ro dạ dày giãn quá mức khiến bạn sẽ không cảm thấy no khi trở lại mức ăn bình thường sau Tết.
Theo Đại học Texas (Mỹ), ăn quá mức thường xuyên có thể tác động đến giấc ngủ. Đồng hồ sinh học có nhiệm vụ điều tiết nội tiết tố quyết định bạn ăn hay ngủ trong ngày, nhưng ăn nhiều sẽ làm ảnh hưởng đến nhịp điệu này khiến trở nên khó ngủ về đêm.
"Thói quen ăn quá nhiều dẫn đến việc béo phì và khả năng ung thư ruột kết do nạp quá mức calo. Tất nhiên cơ chế gây ra ung thư ruột kết rất phức tạp nhưng yếu tố ăn vượt mức cũng đóng góp một phần nguyên nhân", Tiến sĩ Lin Jinlin, Khoa ngoại tổng quát, Bệnh viện Changi (Singapore) cho biết.
Tiến sĩ Lin cho biết, có một điều may mắn, dạ dày sẽ không bị bục vì bạn ăn quá nhiều. Dạ dày là một túi cơ hình chữ J, mà khi rỗng, có kích thước khoảng 35 cm chu vi, và có khả năng chứa tối đa 4-5 lít thức ăn. Dạ dày có thành dày và cơ mạnh nên dù đổ số lượng thức ăn lớn như vậy cũng không hề bị bục.
Nhưng nếu nạp nhiều quá thì dạ dày tự thoát bằng cách tống thức ăn thừa theo cách bạn nuốt vào. Và khi đó cơ thể xuất hiện các triệu chứng nôn, khó tiêu, đầy bụng, tiêu chảy.
Do đó, để tránh ăn quá nhiều trong Tết, Tiến sĩ Look khuyên, hãy ăn ở mức 80% vì như đã biết não mất nhiều thời gian để nhận được tín hiệu no. Hãy ăn chậm, uống nước trước, trong và sau bữa ăn để có cảm giác no. Hãy tránh ăn đồ ngọt, đồ tráng miệng, nước có cồn quá mức.
"Và nếu như bạn tự cảm thấy mình ăn quá nhiều thì cũng không nên bỏ bữa hay ăn quá ít vào ngày hôm sau. Nếu làm cách này chỉ khiến bạn ăn thêm quá nhiều vì quá đói. Thay vào đó, hãy đứng và đi dạo sau bữa ăn vượt mức, thay vì nằm dài hay ngồi yên một chỗ. Hoạt động thể chất giúp kích thích nhu động dạ dày và ruột, đồng thời giúp ngăn ngừa đầy hơi và khó chịu sau một bữa ăn lớn”, Tiến sĩ Look nói.