Nếu tôi nhìn chằm chằm vào một thực đơn dài vô tận và suy nghĩ: "Holy Sweet Potato…‘càng nhiều lựa chọn càng tốt’ là một suy nghĩ sai lầm không có cái nào sai hơn". Kể từ đó, lựa chọn mặc định của tôi luôn là món ăn trong ngày - và dù tin hay không, việc hạn chế lựa chọn đã khiến tôi hạnh phúc hơn.
Tôi từng nghĩ đó chỉ là ý kiến cá nhân của mình cho đến khi tôi phát hiện ra rằng cả Mark Manson và Barry Schwartz đều tin như vậy.
"Lý thuyết là khi chúng ta có quá nhiều lựa chọn, chi phí cơ hội trong việc lựa chọn từng lựa chọn cụ thể sẽ lớn hơn; do đó, chúng ta không hài lòng với quyết định của mình." Manson đã viết trong một trong những bài đăng trên blog của mình.
Chi phí cơ hội thể hiện sự mất mát của các lợi ích mà lẽ ra có thể được hưởng từ các tùy chọn không được chọn.
Ví dụ, nếu tôi chọn một chiếc bánh táo cho món tráng miệng, tôi sẽ bỏ lỡ sự mềm mại của Crème Brûlée và bỏ lỡ kết cấu giòn tan của món Macaron. Bánh táo thì rất ngon nhưng việc chọn nó sẽ khiến tôi mất đi các lựa chọn khác.
Nếu tâm lý con người không tập trung vào những gì mình bỏ lỡ thì có lẽ mọi chuyện đã ổn hơn. Trong cuốn sách Nghịch lý của sự lựa chọn, Schwartz đã gán xu hướng tiêu cực này cho sự phong phú về lựa chọn. Ông viết: "Việc buộc phải đánh đổi khi đưa ra quyết định khiến mọi người không hài lòng và thiếu quyết đoán".
Tại sao tâm lý này có liên quan đến các doanh nhân? Chúng ta không chỉ phải chọn con đường kinh doanh nên theo đuổi, mà còn phải biết những lựa chọn chúng ta đang cung cấp cho khách hàng của mình là gì.
Nói cách khác, nghịch lý của sự lựa chọn ảnh hưởng đến doanh nghiệp của bạn cả trong quá trình ra quyết định và bán hàng.
Giảm tùy chọn đồng nghĩa với việc tối đa hóa hiệu suất
Doanh nhân thường rất nhiều việc cùng một lúc. Nhiều người trong chúng ta phải xoay sở các lĩnh vực khác nhau và cung cấp nhiều loại dịch vụ đồng thời. Bạn càng trải qua nhiều con đường kinh doanh, bạn càng gặp nhiều rủi ro và năng suất làm việc càng giảm. Cuộc hành trình của Elon Musk là một ví dụ điển hình.
Cuộc phiêu lưu của Musk bắt đầu với Zip2, ông thành lập cùng với anh trai mình vào năm 1995. Bốn năm sau, hai anh em bán Zip2 thành công và thành lập công ty sau này là Paypal. Sau khi bán công ty thứ hai vào năm 2002, Musk bắt đầu thành lập SpaceX và Tesla cách nhau vài tháng - và đó là nguyên nhân gây ra hậu quả tồi tệ.
Trong một cuộc phỏng vấn, Musk đã kể lại cuộc đấu tranh của mình khi phải lựa chọn từ bỏ doanh nghiệp nào. Năm 2008, cả hai công ty đều trên bờ vực sụp đổ và Musk không có đủ tiền để đảm bảo sự sống còn của cả hai đứa con khởi nghiệp của mình.
"Nếu tôi chia đôi số tiền, có lẽ cả hai sẽ chết." Musk nói. "Tôi đã cho cả SpaceX và Tesla khả năng thành công dưới 10%."
Cuối cùng, Musk đã chia tiền. May mắn cho anh ấy, quyết định của anh ấy đã được đền đáp - nhưng không phải tất cả chúng ta đều gặp may như vậy.
Nếu Musk tập trung vào một công ty, khả năng thành công của anh ấy sẽ lớn hơn, và anh ấy sẽ không phải kiệt sức. "Anh ấy trông giống như xác chết", vợ cũ Talulah Riley mô tả anh trong cuộc khủng hoảng năm 2008.
Musk có lẽ đã không nhận ra rằng làm nhiều việc cùng một lúc là một việc hoàn toàn không nên. Chuyên gia năng suất David Allen nói: "Bạn có thể làm bất cứ điều gì, nhưng không phải là tất cả mọi thứ." Bên cạnh đó, công việc của bạn càng đa dạng, bạn càng có nguy cơ rơi vào cái bẫy của đa nhiệm (làm nhiều việc cùng một lúc) - đó là một cái bẫy.
Khoa học thần kinh lập luận rằng chỉ 2% dân số có thể làm nhiều việc cùng một lúc. Phần dân số còn lại chỉ có thể làm xong việc này rồi sẽ làm việc khác. Mỗi lần chúng ta chuyển qua làm việc khác, chúng ta mất tới 9 phút để tập trung trở lại. Bên cạnh đó, các nghiên cứu sâu hơn cho thấy rằng làm quá nhiều việc cùng một lúc sẽ gây hại cho não của chúng ta.
Chắc chắn có khả năng bạn có thể được như Musk. Nhưng để làm được điều đó, bạn cần có nhiều bạn bè giàu và nhiều may mắn.
Còn với chúng ta, những doanh nhân cẩn trọng, điều quan trọng là phải bám sát sự thật và tránh những cạm bẫy không đáng có. Khi làm như vậy, hãy nhớ:
- Ưu tiên con đường kinh doanh phù hợp nhất của bạn.
- Tập trung vào một nhiệm vụ tại một thời điểm càng nhiều càng tốt.
Sau khi đạt được mục tiêu chính và bạn có đủ khả năng để thuê người, bạn có thể chuyển sang mục tiêu mới, chẳng hạn như tiếp cận khách hàng mới thông qua một doanh nghiệp mới. Nhắc đến khách hàng, hãy nhớ rằng họ cũng rất mệt mỏi với các lựa chọn.
Giới hạn tùy chọn khách hàng đồng nghĩa với việc tăng sự hài lòng của họ
Để minh họa tầm quan trọng của việc giảm lựa chọn của khách hàng, hãy quay lại với ví dụ lựa chọn món tráng miệng. Chọn bánh táo mà không phải Macarons và Crème Brûlée đã làm thay đổi kỳ vọng của tôi, và thay đổi luôn cả sự hài lòng của tôi.
Schwartz cho rằng con người càng có nhiều lựa chọn thì kỳ vọng của họ càng cao. Kết quả là "họ ít hài lòng hơn với cái họ nhận được ngay cả khi chúng rất tốt".
Câu nói của Schwartz có 2 ý nghĩa. Đầu tiên, sự hiện diện của hai món tráng miệng kia đã thu hẹp sự hài lòng của tôi với chiếc bánh bất kể chất lượng của nó như thế nào. Thứ hai, nếu có lựa chọn thứ tư như kem tự chọn, thì sự không hài lòng của tôi với chiếc bánh mà tôi chọn sẽ tăng lên.
Trong thế giới trực tuyến, hiệu ứng kép tiêu cực này càng rõ nét hơn. Ví dụ: nếu bạn nhập "Nước có ga" trên Amazon, bạn sẽ nhận được 711 kết quả.
Cho dù bạn chọn chai nào, bạn cũng sẽ tiếc vì đã bỏ lỡ 710 lựa chọn khác - kỳ vọng quá cao của bạn sẽ dẫn đến thất vọng và chi phí cơ hội sẽ thúc đẩy sự hối tiếc.
Đó là lý do tại sao, trong bối cảnh này, các trang web như Amazon là một nơi tuyệt vời để bạn làm khách hàng thất vọng.
Chưa hết, các nghiên cứu tổng hợp được thực hiện vào năm 2015 cho thấy rằng sự quá tải về lựa chọn làm tê liệt quyết định của khách hàng. Khi khách hàng của bạn có quá nhiều lựa chọn, bộ não của họ nghĩ rằng tốt hơn hết là họ không nên chọn.
Tóm lại, lựa chọn quá nhiều khiến bạn không bán được hàng, hoặc ít nhất là khách hàng không hài lòng.
Vậy thì chúng ta nên làm gì?
Câu trả lời rất đơn giản: Hãy giới hạn các lựa chọn của khách hàng.
Dưới đây là ba ví dụ khác nhau:
Giới hạn các sản phẩm bán cùng một lúc: Bạn có thể bán hàng theo cách chỉ làm nổi bật 3 hoặc 4 sản phẩm mỗi tháng hoặc theo mùa. Ngay cả Apple cũng chỉ highlight một sản phẩm trên trang chủ của họ.
Giới hạn số lượng menu trên trang web nếu bạn bán hàng trực tuyến và trên menu hoặc mặt tiền nếu bạn có cửa hàng hoặc quán ăn: sự tương phản giữa Google và Yahoo là một ví dụ điển hình. Google khuyến khích bạn tìm hiểu nó qua template đơn giản, thì Yahoo khiến bạn mệt mỏi với hàng loạt menu và tiêu đề.
Mỗi khi bạn thêm các lựa chọn kinh doanh, tức là bạn đang tạo ra nhiều rủi ro hơn; và mỗi khi bạn cung cấp thêm một lựa chọn cho khách hàng, tức là bạn đang khiến họ thêm phần thất vọng.
Nói cách khác, những lựa chọn trên hành trình kinh doanh của bạn giống như muối bỏ biển. Sự vắng mặt của nó làm cho món ăn trở nên buồn tẻ, còn sự dư thừa của nó khiến người khác khó chịu. Chắc chắn, liều lượng phụ thuộc vào khẩu vị của bạn và khách hàng mục tiêu của bạn, nhưng không ai thích đồ ăn quá mặn.
Vì vậy, hãy nhớ bớt bớt lại.
Mai Lâm
Theo ENT