vĐồng tin tức tài chính 365

Lo ngại đường Thái Lan đi vòng qua nước thứ 3 vào Việt Nam để tránh phòng vệ thương mại

2021-02-22 15:16

Lo ngại đường Thái Lan đi vòng qua nước thứ 3 vào Việt Nam để tránh phòng vệ thương mại

Nam Bình

(TBKTSG Online) - Cùng với việc tìm cách phục hồi diện tích mía trong nước như tăng giá mía nguyên liệu, ngành mía đường Việt Nam vẫn lo các sản phẩm đường từ Thái Lan tìm cách lẩn tránh phòng vệ thương mại sau khi Bộ Công Thương có quyết định áp thuế chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp đường nhập khẩu từ Thái Lan.

Bắt đầu ngày làm việc đầu tiên sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Tân Sửu, hàng loạt nhà máy đường đã thông báo tăng giá thu mua mía cho nông dân.

Ngày 20-2, Nhà máy đường An Khê (Quảng Ngãi) đã thông báo tăng giá mua mía thuần 10 CCS tại ruộng thêm 30.000 đồng/tấn. Đây là lần thứ 3 Nhà máy đường An Khê điều chỉnh giá thu mua mía nguyên liệu kể từ khi niên vụ 2020 - 2021 bắt đầu vào khoảng tháng 12 năm ngoái 2020.

Tính cả các khoản hỗ trợ, như tiền vận chuyển, trung chuyển mía, tiền thưởng mía sạch tạp chất, giá thu mua mía 10 CCS nguyên liệu của Nhà máy đường An Khê áp dụng từ ngày 21-2 là 1.030.000 đồng/tấn. Đại diện doanh nghiệp này còn khẳng định, giá thu mua mía này có thể được điều chỉnh tăng tùy theo diễn biến giá đường trên thị trường.

Hàng loạt nhà máy đường tăng giá thu mua mía nhằm khuyến khích nông dân khôi phục vùng trồng mía. Ảnh: Nam Bình.

Trước đó hôm 18-2, Công ty TNHH Công nghiệp KCP Việt Nam cũng thông báo tăng giá thu mua mía nguyên liệu cho hai nhà máy đường là Sơn Hòa và Đồng Xuân trong vụ ép 2020-2021. Theo đó, giá thu mua 1 tấn mía sạch 10 CCS được bốc lên xe tại nơi mà xe tải có thể vào được là 1 triệu đồng. Ngoài ra, cứ mỗi 0,1 CCS tăng thêm, giá mía cũng sẽ tăng thêm 10.000 đồng/tấn.

Doanh nghiệp này cũng chi khoản hỗ trợ vận chuyển 20.000 đồng/tấn mía sạch nhập về nhà máy để ép và thưởng 60.000 đồng/tấn mía sạch cho những nông dân ký hợp đồng kinh tế và hoàn thành các điều khoản hợp đồng đó với phía nhà máy. Như vậy, giá thu mua mía nguyên liệu của Nhà máy đường Sơn Hòa và Nhà máy đường Đồng Xuân đạt mức 1.080.000 đồng/tấn mía nguyên liệu 10 CCS và sạch tạp chất.

Trước đó, Công ty cổ phần Thành Thành Công – Biên Hòa tăng giá thu mua thêm 20.000 đồng/tấn mía sạch 10 CCS tại ruộng trên phương tiện vận chuyển, áp dụng từ ngày 30 tháng Chạp năm Canh Tý vừa qua. Công ty Cổ phần mía đường 333 áp dụng giá mua đối với mía mua xô tại ruộng ở mức 1 triệu đồng/tấn, mía sạch, đạt từ 8 CCS trở lên.

Lo đường Thái Lan lẩn tránh phòng vệ thương mại

Giá mía tăng từ đầu niên vụ ép 2020 - 2021 khiến người trồng mía ở nhiều tỉnh, thành phấn khởi. Cùng với việc Bộ Công Thương vừa có quyết định áp thuế chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp đối với đường nhập khẩu từ Thái Lan tạo động lực cho cả người trồng mía và các nhà máy đường gia tăng sản xuất. Dù vậy, ngành mía đường vẫn canh cánh nỗi lo không cạnh tranh lại đường nhập khẩu từ Thái Lan.

Trong một báo cáo nhanh vừa phát hành ngày 17-2, Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank Securities), cho rằng, sau khi quyết định của Bộ Công Thương về việc áp thuế chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp tạm thời đối với đường nhập khẩu từ Thái Lan có hiệu lực, sản lượng đường thô nhập khẩu từ Thái Lan vào Việt Nam sẽ giảm mạnh. Giá đường nội địa của Việt Nam sẽ có thể tiếp tục tăng giá.

Điều này cũng đồng thời tạo tác động gián tiếp giúp các nhà máy đường tăng giá thu mua mía để khuyến khích nông dân phát triển và phục hồi trở lại vùng nguyên liệu trồng mía.

Theo bà Nguyễn Thị Thu Hằng, chuyên viên phân tích của Vietcombank Securities, với mức thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp đối với đường thô có xuất xứ từ Thái Lan ở mức 33,88%, giá đường nhập khẩu Thái Lan được ước tính sẽ ngang hoặc cao hơn so với giá đường Việt Nam, nhờ đó, giúp giá đường trong nước được cải thiện.

Lượng đường nhập khẩu từ Thái Lan vào Việt Nam đã tăng cao trong năm 2020. Đồ họa: Vietcombank Securities.

Tuy nhiên, theo đánh giá của Hiệp hội mía đường Việt Nam (VSSA), lượng đường nhập khẩu vào Việt Nam với khối lượng lớn vẫn tiếp tục. Dịp cuối năm còn ghi nhận tình trạng ngoài đường Thái Lan thì đường từ Campuchia, Malaysia và Indonesia vào Việt Nam đều cao hơn mức bình thường hoặc phá kỷ lục.

Cụ thể, theo số liệu xuất khẩu của Ủy ban hội đồng Đường Thái Lan (OCSB), tổng lượng đường xuất khẩu sang Việt Nam trong năm 2020 đạt 1,287 triệu tấn, trong đó, đường tinh luyện chiếm 55%, đường thô chiếm 41%. Lượng đường tinh luyện Thái Lan xuất khẩu vào Việt Nam trong năm 2020 đã tăng gấp 11,1 lần so với năm 2019 trong khi lượng đường thô nhập khẩu vào Việt Nam cũng tăng gấp đôi.

“Malaysia là nước không sản xuất đường, còn Indonesia và Campuchia là các nước phải nhập khẩu đường. Do đó, đây có thể xem là dấu hiệu của lẩn tránh phòng vệ thương mại của đường từ Thái Lan”, đại diện Vietcombank Securities nhận định.

Ngày 9-2 vừa qua, Bộ Công Thương đã quyết định áp thuế chống bán phá giá (CBPG) và chống trợ cấp tạm thời đối với sản phẩm mía đường có xuất xứ từ Thái Lan sau gần 5 tháng điều tra, do ảnh hưởng nặng đến ngành mía đường trong nước.

Theo đó, sau khi cân nhắc các tác động kinh tế-xã hội theo quy định của Luật Quản lý ngoại thương, nhằm đảm bảo hài hòa giữa lợi ích của người nông dân, ngành sản xuất, chế biến đường trong nước…, Bộ Công thương quyết định tạm thời thu thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp đối với đường thô có xuất xứ Thái Lan ở mức 33,88%.

 

Xem thêm: lmth.iam-gnouht-ev-gnohp-hnart-ed-man-teiv-oav-3-uht-coun-auq-gnov-id-nal-iaht-gnoud-iagn-ol/319313/nv.semitnogiaseht.www

Comments:0 | Tags:No Tag

“Lo ngại đường Thái Lan đi vòng qua nước thứ 3 vào Việt Nam để tránh phòng vệ thương mại”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools