vĐồng tin tức tài chính 365

Vụ tòa án tìm vợ "đại gia Minh Nhựa", pháp luật giải quyết thế nào?

2021-02-23 16:46

Dư luận xôn xao trước sự việc ông Phạm Trần Nhật Minh (SN 1983), thường gọi "đại gia Minh Nhựa" đề nghị tòa án tuyên bố vợ là bà Nguyễn Thị Phương Thúy (SN 1982) mất tích, sau khi ông này đệ đơn ly hôn.

Bà Thúy là vợ hợp pháp của "đại gia Minh Nhựa". Hai người có ba người con. Tuy nhiên, từ lâu họ không còn sống chung. "Đại gia Minh Nhựa" đang chung sống với một người khác và có thêm con nhỏ. Mới đây, đại gia này nộp đơn ly hôn ra tòa án. Hiện TAND quận 5 (TP.HCM) thụ lý vụ án ly hôn trên.

Vụ tòa án tìm vợ đại gia Minh Nhựa, pháp luật giải quyết thế nào? - Ảnh 1.

"Đại gia Minh Nhựa" (ảnh) yêu cầu tòa án tuyên bố vợ mất tích

Cho rằng bị đơn - bà Thúy rời khỏi nơi cư trú hơn 8 năm, "đại gia Minh Nhựa" yêu cầu tòa án tuyên bố bà Thúy mất tích theo luật để tiến hành ly hôn. Giải quyết yêu cầu trên, TAND Quận 5 ra thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú đối với bà Thúy trong thời hạn 4 tháng.

Pháp luật cho phép người có quyền, lợi ích liên quan có thể yêu cầu tòa án tuyên bố một người là mất tích khi người đó phải biệt tích 2 năm liền trở lên. Dù áp dụng đầy đủ biện pháp thông báo, tìm kiếm về tố tụng dân sự nhưng cơ quan chức năng vẫn không có tin tức xác thực về việc người đó còn sống hay đã chết. Người có đơn yêu cầu phải gửi tài liệu, chứng cứ chứng minh người bị yêu cầu tuyên bố mất tích đã biệt tích 2 năm liền trở lên mà không có tin tức xác thực về việc người đó còn sống hoặc đã chết và chứng minh việc người yêu cầu đã áp dụng đầy đủ biện pháp thông báo tìm kiếm. Trong 20 ngày (kể từ khi thụ lý đơn yêu cầu), tòa án có thẩm quyền ra quyết định thông báo tìm kiếm người bị yêu cầu tuyên bố mất tích. Thông báo đó phải được đăng trong 3 số liên tiếp trên một trong những tờ báo hàng ngày của trung ương, cổng thông tin điện tử tòa án, UBND cấp tỉnh (nếu có), phát sóng trên đài phát thanh hoặc đài truyền hình cấp trung ương 3 lần, trong 3 ngày liên tiếp. Thời hạn thông báo tìm kiếm là 4 tháng, kể từ ngày đầu tiên thông báo được đăng, phát).

Trường hợp người bị yêu cầu tuyên bố mất tích trở về trong thời hạn thông báo và yêu cầu tòa án đình chỉ xem xét đơn yêu cầu, tòa án sẽ ban hành quyết định đình chỉ đơn yêu cầu tuyên bố người mất tích.

Điều 68, Bộ Luật dân sự 2015 (điều kiện tuyên bố một người mất tích) nêu rằng: Khi một người biệt tích quá lâu khỏi nơi cư trú sẽ làm gián đoạn các mối quan hệ xã hội mà họ đang tham gia, đồng thời làm ảnh hưởng tới quyền, lợi ích hợp pháp của những người có liên quan đến họ trong các mối quan hệ như dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động… Vì vậy, để có thể bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của những người có liên quan đến người biệt tích trong các mối quan hệ liệt kê trên thì pháp luật quy định các chủ thể này có quyền yêu cầu tòa án tuyên bố một người mất tích.

DI LÂM

NGƯỜI LAO ĐỘNG

Xem thêm: nhc.83111245132201202-oan-eht-teyuq-iaig-taul-pahp-auhn-hnim-aig-iad-ov-mit-na-aot-uv/nv.zibefac

Comments:0 | Tags:No Tag

“Vụ tòa án tìm vợ "đại gia Minh Nhựa", pháp luật giải quyết thế nào?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools