Chuyến bay số hiệu KE351 chở vắc xin hướng đến sân bay Tân Sơn Nhất (TP.HCM) - Ảnh: QUANG ĐỊNH
Lô vắc xin có 117.000 liều, nằm trong đơn hàng 204.000 liều được Bộ Y tế cho phép nhập khẩu đợt đầu. Như vậy, ngoài 4 đơn vị trong nước đang "chạy đua" sản xuất vắc xin, Việt Nam chính thức có vắc xin nhập khẩu sau nhiều tháng nỗ lực đàm phán.
Công ty Dịch vụ mặt đất sân bay Việt Nam (VIAGS) vận chuyển lô hàng xuống máy bay. Trong quá trình chuyển xuống, lô hàng được áp tải rất nghiêm ngặt bằng camera hành trình giám sát tất cả các công đoạn. Sau đó sẽ vận chuyển qua kho hàng để bảo quản và chờ làm thủ tục xuất hàng.
Đại diện Chính phủ và Bộ Y tế, thứ trưởng Trương Quốc Cường phát biểu: “Lô vắc xin đầu tiên về rất kịp thời cho công tác phòng, chống dịch của chúng ta hiện nay. Mặc dù Việt Nam đã nỗ lực kiểm soát tốt dịch bệnh, tuy nhiên để thực hiện được mục tiêu kép vừa chống dịch, vừa phát triển kinh tế thì nhất định cần thực hiện tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 cho người dân để tạo miễn dịch cộng đồng.
Chúng tôi ghi nhận sự nỗ lực, chủ động của Hệ thống tiêm chủng VNVC và công ty AstraZeneca đã sớm tiến hành các thỏa thuận đặt mua vắc xin ngay từ giai đoạn rất sớm, khi còn trong quá trình nghiên cứu phát triển vắc xin , từ đó Việt Nam sớm có lô vắc xin này.
Bộ Y tế đang tiếp tục xúc tiến việc nhập các vắc xin phòng COVID-19 từ các nhà sản xuất khác theo đúng chỉ đạo của Chính phủ, đồng thời chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện để triển khai tiêm vắc xin nhanh chóng và đúng theo thứ tự ưu tiên".
Lô vắc xin này do Tập đoàn dược phẩm AstraZeneca phối hợp cùng Đại học Oxford (Vương quốc Anh) nghiên cứu và sản xuất.
Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường (cầm cờ Việt Nam), đại diện lãnh sự quán Anh tại TP.HCM (cầm cở Anh) và đại diện công ty nhập khẩu tại sân bay đón lô vắcxin - Ảnh: Duyên Phan
Theo đơn vị nhập khẩu, vắc xin ngừa COVID-19 của AstraZeneca cho khả năng đáp ứng miễn dịch cao từ 62% đến 90% ở các liều dùng khác nhau.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, 100% người được tiêm vắc xin đều có đáp ứng miễn dịch với COVID-19 mà không ghi nhận bất cứ vấn đề nghiêm trọng nào về độ an toàn ở cả hai chế độ liều dùng.
Hệ thống Trung tâm Tiêm chủng cho Trẻ em và Người lớn (VNVC) - đơn vị mang vắc xin COVID-19 về Việt Nam - khẳng định ngay sau khi hoàn thành các thủ tục theo quy định, VNVC sẽ triển khai tiêm chủng vắc xin trên toàn hệ thống.
"Chúng tôi dự kiến giá vắc xin COVID-19 cũng sẽ rất ưu đãi trong thời kỳ đại dịch để nhiều người dân có cơ hội được tiêm chủng phòng bệnh sớm", bà Vũ Thị Thu Hà - giám đốc cung ứng Hệ thống trung tâm tiêm chủng vắc xin VNVC - nói.
Những điểm nổi bật của vắc xin phòng COVID-19 của AstraZeneca
Hiệu quả miễn dịch cao. Sau hai liệu trình thử nghiệm, vắc xin cho hiệu quả bảo vệ trung bình đạt từ 62-90%, vượt mức kỳ vọng của WHO khi WHO công bố chỉ cần đạt trên 50% hiệu lực bảo vệ trước COVID-19 là các vắc xin đã có thể được sản xuất rộng rãi.
Đảm bảo tính an toàn. Vắc xin cũng được thử nghiệm trên 60.000 người khắp toàn cầu. Các thử nghiệm giai đoạn II/III ở Anh và Brazil cho thấy vắc xin này hiệu quả cao trong việc ngăn ngừa COVID-19, mà không ghi nhận bất cứ vấn đề nghiêm trọng nào.
Công nghệ mới, ổn định. Vắc xin được điều chế dựa trên công nghệ vector, ổn định hơn so với phương pháp mRNA (thông tin di truyền) của những vắc xin khác cùng xuất phát điểm.
Bảo quản dễ dàng. Vắc xin có thể được lưu trữ ở điều kiện nhiệt độ bảo quản vắc xin thông thường (từ 2 - 8 độ C) ngay tại cơ sở tiêm chủng bằng hệ thống dây chuyền bảo quản lạnh (Cold chain) đạt tiêu chuẩn GSP và bảo quản tại tủ lạnh chuyên dụng tại phòng tiêm.
Khử khuẩn thùng hàng chứa vắcxin - Ảnh: DUYÊN PHAN
Lô vacxin đang về kho hàng. Thùng hàng sẽ được cắm điện để bảo quản, giữ nhiệt độ đúng theo quy định. Nhiệt độ sẽ được kiểm tra 3 tiếng/lần - Ảnh: DUYÊN PHAN
Ảnh: DUYÊN PHAN
Ảnh: CÔNG TRUNG
TTO - Sáng nay 24-2, Bộ Y tế cho biết tiếp tục có thêm 2 ca mắc COVID-19 mới, đều ở Hải Dương. Cũng trong sáng nay, lô vắc xin ngừa COVID-19 đầu tiên sẽ về tới Việt Nam qua cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất.
Xem thêm: mth.75111001142201202-yab-nas-gnoux-pad-ad-man-teiv-ev-neit-uad-91-divoc-augn-nix-cav-ol/nv.ertiout