vĐồng tin tức tài chính 365

Quán ăn, nhà hàng "gồng mình" trước dịch COVID-19

2021-02-24 16:00

Kinh doanh trong thời điểm khách hàng chỉ đếm trên đầu ngón tay, khó khăn chồng chất nhưng nhiều quán ăn, nhà hàng vẫn phải “gồng mình” để duy trì.

Ghi nhận của PV Lao Động dọc các tuyến đường ở Hà Nội cho thấy, nhiều cửa hàng, nhà hàng đã “cửa đóng, then cài”. Nhưng không phải tất cả mà vẫn còn một số nhà hàng “ôm lỗ” để duy trì hoạt động.

Tại các tuyến đường như Đào Tấn, Liễu Giai, Kim Mã (quận Ba Đình), Nguyễn Thị Định và Trần Duy Hưng (quận Cầu Giấy)…, nhiều nhà hàng đang hoạt động nhưng lượng khách khá vắng.

Anh Nguyễn Văn Hùng (chủ cửa hàng buôn bán đồ gỗ mỹ nghệ tại Khu Đô thị Trung Văn, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) chia sẻ, anh bắt đầu bén duyên với việc buôn bán 4 năm nay. Tuy nhiên, hai năm trở lại đây vô cùng khó khăn và chật vật do ảnh hưởng của dịch COVID-19.

Đặc biệt, những năm trước, vào thời điểm trước và sau Tết người đi mua đồ mỹ nghệ rất nhiều, lượng hàng bán rất chạy. “Năm nay do ảnh hưởng của dịch COVID-19 nên chỉ ngồi bấm điện thoại và uống nước chè. Từ đầu năm đến nay cứ mở cửa cho có chứ chưa được một giao dịch nào”, anh Hùng nói.

Trong khi đó, chia sẻ với Lao Động, đại diện chuỗi nhà hàng Nấm quý Tràng An cho biết, dù khó khăn do dịch COVID-19 nhưng hệ thống nhà hàng vẫn phải mở cửa để duy trì. Việc mở cửa để duy trì các nhân viên tay nghề cao, hệ thống chứ không thể có lãi trong thời điểm này.

"Việc duy trì các nhân viên chủ chốt là điều tối ưu cho các nhà hàng. Bởi nếu nhân viên có tay nghề cao mà giờ cho nghỉ việc sau đó dịch lại tìm người, đào tạo từ đầu thì mất nhiều thời gian và tốn kém", vị đại diện này nhấn mạnh.

Một số nhà hàng quán vắng khách, nhân viên chỉ ngồi bấm điện thoại.
Một số nhà hàng quán vắng khách, nhân viên chỉ ngồi bấm điện thoại.

Còn theo chia sẻ của anh Trần Nam Hà, quản lý một nhà hàng sang trọng trên phố Nguyễn Thị Định (Cầu Giấy, Hà Nội), tại thời điểm trước khi dịch COVID-19 bùng phát trở lại, số lượng nhân viên quán khoảng hơn 30 người bao gồm cả làm việc bán thời gian. Số lượng nhân viên bán thời gian chiếm khoảng 65%, chủ yếu là sinh viên.

Anh Hà cho biết thêm, thời điểm này, số lượng khách đến nhà hàng giảm khoảng 50% nhưng nhà hàng vẫn chưa giảm bất kỳ nhân viên nào của quán. Một số sinh viên bàn làm việc bán thời gian được bố trí làm việc cách ngày.

Lượng khách ở các nhà hàng chỉ đếm trên đầu ngón tay.
Lượng khách ở các nhà hàng chỉ đếm trên đầu ngón tay.

Còn anh Ngô Văn Thỏa, quản lý nhà hàng chả cá Anh Vũ ở đường Giảng Võ (Hà Nội) tâm sự, khi dịch bùng phát trở lại, lượng khách hàng đến ăn tại quán đã giảm khoảng 80%. Doanh thu hàng tháng chỉ đủ chi trả một phần chi phí tối thiểu, còn lại nhà hàng phải bỏ tiền túi để chi trả cho giá thuê mặt bằng cũng như trả lương nhân viên.

Vị quản lý này cho biết, dù khó khăn nhưng nhà hàng chưa đóng cửa ngày nào, một phần để giữ chân khách hàng, ngoài ra để các nhân viên đã làm việc với quán nhiều năm yên tâm với công việc trong giai đoạn khó khăn nhất.

Xem thêm: odl.461388-91-divoc-hcid-court-hnim-gnog-gnah-ahn-na-nauq/et-hnik/nv.gnodoal

Comments:0 | Tags:No Tag

“Quán ăn, nhà hàng "gồng mình" trước dịch COVID-19”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools