vĐồng tin tức tài chính 365

Thị trường tài chính 24h: Chứng khoán bất ngờ bị bán tháo

2023-10-18 04:56

Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô, bitcoin

Tại thị trường vàng trong nước, giá vàng SJC tại Hà Nội sau khi mở cửa sáng nay 17/10 giảm 250.000 đồng/lượng so với cuối ngày hôm qua, thì vào cuối ngày hôm nay đã giảm thêm 50.000 đồng/lượng, hiện đứng ở mức 69,30 – 70,02 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).

Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên hôm qua tại Mỹ giảm 12,8 USD xuống 1.919,7 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng giảm thêm về 1.915 USD, nhưng hồi phục nhẹ và lên trên 1.922 USD/ounce vào cuối ngày.

Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) đứng ở mức 106,32 điểm.

Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 17/10 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 24.093 đồng/USD, tăng 4 đồng so với hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 24.328 – 24.668 đồng/USD.

Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng Bitcoin sau ngày hôm qua tăng lên 28.100 USD thì sang phiên hôm nay đã tiếp tục xu hướng tăng và lên gần 28.500 USD/BTC vào cuối ngày.

Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) tăng 0,34 USD (+0,39%), lên 87,00 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent tăng 0,46 USD (+0,51%), lên 90,10 USD/thùng.

VN-Index mất gần 20 điểm

Sau phiên sáng tăng điểm đi kèm thanh khoản yếu, thị trường đã dần đảo chiều về gần tham chiếu.

Diễn biến đáng chú ý ở những phút cuối khi ngay trong đầu phiên ATC, lệnh bán giá sàn đột ngột được tung vào và dồn rất mạnh đến nhiều nhóm ngành như nhóm bất động sản, công ty chứng khoán, hóa chất, nguyên vật liệu, xuất khẩu đã khiến thị trường có nhịp lao dốc mạnh, mất gần 20 điểm về gần 1.120 điểm khi đóng cửa.

Tính chung trên toàn thị trường, nhà đầu tư nước ngoài đã mua ròng hơn 2 triệu đơn vị, với tổng giá trị mua ròng 110,92 tỷ đồng.

Kết thúc phiên giao dịch 17/10: VN-Index giảm 19,77 điểm (-1,73%), xuống 1.121,65 điểm; HNX-Index giảm 4,63 điểm (-2,72%), xuống 230,03 điểm; UpCoM-Index giảm 0,7 điểm (-0,8%), xuống 86,65 điểm.

Chứng khoán Mỹ

Chứng khoán Mỹ có phiên tăng tích cực trong ngày thứ Hai (16/10) nhờ tâm lý tích cực của giới đầu tư trước mùa báo cáo kết quả kinh doanh.

Mùa báo cáo kết quả kinh doanh quý vừa qua chuẩn bị khởi động và các ngân hàng lớn Goldman Sachs, Bank of America, Morgan Stanley cùng Johnson &; Johnson, Tesla và Netflix sẽ là những cái tên đầu tiên sẽ cho kết quả trong tuần này.

Lợi nhuận của các công ty thuộc S&P 500 trong quý vừa qua được ước tính tăng 2,2% so với cùng kỳ năm ngoái, dữ liệu của LSEG cho thấy hôm thứ Sáu.

Kết thúc phiên 16/10: Chỉ số Dow Jones tăng 314,25 điểm (+0,93%), lên 33.984,54 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 45,85 điểm (+1,06%), lên 4.373,63 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 160,75 điểm (+1,20%), lên 13.567,98 điểm.

Chứng khoán châu Á

Chứng khoán Nhật Bản đã hồi phục, nhờ tín hiệu từ Phố Wall đêm qua khi sự lạc quan của nhà đầu tư về mùa báo cáo kết quả kinh doanh đã vượt qua những lo ngại về cuộc xung đột ở Gaza.

Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 tăng 1,2% lên 32.040,29 điểm. Chỉ số Topix rộng hơn tiến 0,82% lên 2.292,08

"Quan điểm của tôi là thu nhập ở cả Nhật Bản và Mỹ sẽ mạnh trong quý này và điều đó có khả năng hỗ trợ giá cổ phiếu và dự đoán chỉ số sẽ tăng lên 35.000 điểm vào cuối tháng 3 năm sau khi thị trường kết thúc năm tài chính”, Kenji Abe, một nhà phân tích tại Daiwa Securities cho biết.

Cổ phiếu công nghệ Nhật Bản, vốn đã bị bán tháo mạnh mẽ vào hôm qua đã hồi phục mạnh mẽ, với Tokyo Electron tăng 2,4%. Advantest tăng 1,2% và Lasertec tăng 1,5%, SoftBank Group tăng 2,7%.

Chứng khoán Trung Quốc tăng, sau khi hàng chục công ty Trung Quốc công bố kế hoạch mua lại cổ phiếu quỹ để thúc đẩy niềm tin của nhà đầu tư.

Đóng cửa, Shanghai Composite tăng 0,32% lên 3.083,50 điểm. Chỉ số CSI 300 bluechip tăng 0,35% lên 3.639,40 điểm.

Hàng chục công ty niêm yết tại Trung Quốc vào cuối ngày đã công bố kế hoạch mua lại cổ phiếu hoặc loại bỏ kế hoạch bán cổ phiếu mới, sau một loạt các biện pháp mà chính quyền đã thực hiện để thúc đẩy thị trường chứng khoán đang suy yếu.

Dữ liệu tổng sản phẩm quốc nội (GDP) quý III của Trung Quốc, dự kiến công bố vào thứ Tư sẽ cho thấy tăng trưởng chậm lại khi nhu cầu trong và ngoài nước chững lại, theo một cuộc thăm dò của Reuters.

"Kinh tế Trung Quốc đã có dấu hiệu ổn định... Tuy nhiên, những dấu hiệu này có thể là do hiệu ứng cơ bản, yếu tố giá hoặc sai lệch mẫu", Ting Lu, nhà kinh tế trưởng về Trung Quốc tại Nomura cho biết.

"Việc chạm đáy của thị trường chứng khoán Trung Quốc cuối cùng phụ thuộc vào sự cải thiện thực sự của dữ liệu kinh tế", Vanho Securities cho biết trong một lưu ý.

Chứng khoán Hồng Kông tăng, sau khi các quan chức Mỹ và Trung Quốc tăng cường các nỗ lực ngoại giao để giúp ngăn chặn cuộc chiến Israel-Hamas lan sang một cuộc xung đột khu vực.

Đóng cửa, Hang Seng-Index tăng 0,75% lên 17.773,34 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises tăng 0,71% lên 6.092,55 điểm.

Chứng khoán Hàn Quốc hồi phục, khi các nhà sản xuất chip lớn tăng điểm với hy vọng nhu cầu phục hồi và lực mua của nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất trong ba tháng.

Đóng cửa, chỉ số KOSPI tăng 23,93 điểm, tương đương 0,98% lên 2.460,17 điểm.

Nhà sản xuất chip Samsung Electronics tăng 3,12% và SK Hynix tăng 4,75%, dẫn đầu mức tăng trên chỉ số chuẩn.

Nhà đầu tư nước ngoài đã mua 427,9 tỷ won (316,15 triệu USD) cổ phiếu Hàn Quốc, chấm dứt chuỗi bán ròng 14 phiên liên tiếp.

Về mặt kinh tế vĩ mô, sự chú ý của nhà đầu tư đang đổ dồn vào cuộc họp chính sách của Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc vào thứ Năm, tại đó ngân hàng trung ương dự kiến sẽ giữ lãi suất chính sách không đổi với xu hướng diều hâu, theo một cuộc khảo sát của Reuters.

Kết thúc phiên 17/10: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản tăng 381,26 điểm (+1,20%), lên 32.040,29 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải tăng 9,68 điểm (+0,32%), lên 3.083,50 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông tăng 132,98 điểm (+0,75%), lên 17.773,34 điểm. Chỉ số Kospi tại Hàn Quốc tăng 23,93 điểm (+0,98%), lên 2.460,17 điểm.

Các thông tin đáng chú ý khác

- Làm dịu “sóng” tỷ giá

Áp lực tỷ giá USD/VND tăng là yếu tố kìm hãm xu hướng giảm của lãi suất, mặc dù so sánh tương quan với các nền kinh tế khác thì mức độ mất giá của VND vẫn trong tầm kiểm soát..>> Chi tiết

- Dòng tiền tiết kiệm chưa chảy vào thị trường chứng khoán

Từ mức bình quân trên 20.000 tỷ đồng mỗi phiên trong vài tháng trước, thanh khoản sàn HOSE liên tục suy giảm, hiện chỉ còn quanh mức 11.000 - 12.000 tỷ đồng. Dòng tiền không chảy vào chứng khoán như kỳ vọng, mặc dù lãi suất tiết kiệm đã về mặt bằng thấp như giai đoạn dịch Covid-19..>> Chi tiết

- Dòng tiền phân hóa theo kết quả kinh doanh quý III

Trong bối cảnh nhiều yếu tố vĩ mô diễn biến bất lợi, nhà đầu tư thận trọng hơn với quyết định giải ngân. Dòng tiền phân hóa, hướng vào các cổ phiếu dự báo có kết quả kinh doanh quý III tích cực..>> Chi tiết

- Cạn vốn, nhiều doanh nghiệp vay mượn tài sản của lãnh đạo

Để có dòng vốn hoạt động, nhiều doanh nghiệp phải đi vay lãnh đạo, hoặc sử dụng tài sản cá nhân của lãnh đạo làm tài sản đảm bảo cho khoản vay..>> Chi tiết

- Mối tương quan giữa dầu và đồng đô la đang thay đổi

Khi nền kinh tế phát triển, mối quan hệ về giá giữa các loại tài sản có thể thay đổi, nhưng thường theo cách tiến hóa và thầm lặng đến mức các nhà đầu tư mất cảnh giác. Đó là những gì đã xảy ra với giá dầu và đồng đô la..>> Chi tiết

Xem thêm: lmth.369133tsop-oaht-nab-ib-ogn-tab-naohk-gnuhc-h42-hnihc-iat-gnourt-iht/nv.naohkgnuhchnahnnit.www

“Thị trường tài chính 24h: Chứng khoán bất ngờ bị bán tháo”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools