vĐồng tin tức tài chính 365

Nguồn nhân lực công nghệ mới: Cơ hội để Việt Nam bứt phá

2021-02-25 16:51

Thế giới đang bước vào thời đại của các công nghệ mới như AI (trí tuệ nhân tạo), ML (học máy), big data (dữ liệu lớn), IoT (Internet vạn vật)…, kéo theo sự tăng cường hợp tác, nhưng cũng song hành những cuộc đua quyết liệt giữa các quốc gia.

Từ thương chiến Mỹ - Trung: Công nghệ là nòng cốt

Thương chiến Mỹ - Trung diễn ra từ năm 2018 tới nay vẫn chưa có dấu hiệu hòa hoãn. Tổng thống mới của Mỹ Joe Biden, vẫn tiếp tục chính sách như người tiền nhiệm là kiểm soát chặt các công nghệ quan trọng được giao dịch, cung cấp cho Trung Quốc qua kênh doanh nghiệp. Các công nghệ lõi và mới, quan trọng được quan tâm hàng đầu như chip – bán dẫn, AI, 5G, big data…

Trong đó, AI là một trong những tâm điểm cuộc đua công nghệ mới giữa Mỹ và Trung Quốc. Theo một nghiên cứu của hãng tư vấn Kearney (Mỹ) và quĩ đầu tư EDBI thuộc Cơ quan phát triển kinh tế Singapore, Mỹ dường như đang dẫn đầu chi đầu tư cho AI theo đầu người, đạt 155USD/người; trong khi Trung Quốc có số dân đông gấp hơn 4 lần so với Mỹ, nhưng cũng đạt 21USD/người trong năm 2019.

Suất đầu tư/người của Trung Quốc tuy ít hơn của Mỹ khoảng 7 lần, tuy nhiên xét về tổng kinh phí đầu tư thì Mỹ chỉ nhiều hơn Trung Quốc khoảng 2 lần.

Trên thực tế, hàng chục năm qua các quốc gia đã tập trung đầu tư vào lĩnh vực AI. Tuy nhiên đối với khu vực Đông Nam Á, việc đầu tư mới được đẩy mạnh vài năm trở lại đây. Cũng theo nghiên cứu trên, chi tiêu đầu tư vào AI của khu vực Đông Nam Á chỉ đạt 2USD/người/năm trong giai đoạn 2015-2019, là khoảng thời gian nhiều quốc gia bứt tốc trong lĩnh vực này.

Việt Nam đang đứng ở đâu?

Có một thực tế là, khu vực Đông Nam Á trong khi Singapore định hướng mạnh mẽ đầu tư cho công nghệ mới AI với mức chi 68USD/người, thậm chí còn nhiều hơn các quốc gia phát triển khác ở Bắc Mỹ và Châu Âu, thì phần còn lại trong đó có Việt Nam, mức chi theo nghiên cứu của Kearney và EDBI là còn quá thấp, dưới 1USD/người.

Phòng thí nghiệm công nghệ cao của tập đàon bán dẫn hàng đầu thế giới (Mỹ) tại Hà Nội đa phần các kĩ sư là người Việt Nam. Ảnh: Trang Trần.
Phòng thí nghiệm công nghệ cao của tập đoàn bán dẫn hàng đầu thế giới (Mỹ) tại Hà Nội đa phần các kĩ sư là người Việt Nam. Ảnh: Trang Trần.

Trao đổi về nguồn nhân lực chất lượng cao của Việt Nam, ông Lâm Nguyễn Hải Long – Giám đốc Công ty phát triển Công viên phần mềm Quang Trung - cho rằng, đội ngũ kĩ sư, cử nhân… tại Việt Nam có sự nhạy bén và rất nhanh nắm bắt các công nghệ mới AI, ML, tự động hóa và robot, big data… và có thể chỉ xếp sau Singapore và Malaysia trong khu vực.

“Hiện nguồn nhân lực công nghệ mới của Việt Nam có số lượng còn rất hạn chế”, ông Long cho biết.

Trong bối cảnh như vậy, ngoại trừ Singapore, Việt Nam hoàn toàn có cơ hội bứt phá vượt lên các quốc gia còn lại trong khu vực nếu có định hướng đầu tư đúng và tập trung mạnh đào tạo nguồn nhân lực công nghệ mới.

Đồng quan điểm cho rằng nguồn nhân lực chất lượng cao (trong đó có nguồn nhân lực công nghệ mới) của Việt Nam cũng đang ở tốp trên của khu vực, tuy nhiên theo ông Lê Văn Chính – Chủ tịch Công ty cổ phần Soncamedia, thứ chúng ta còn thiếu chính là một môi trường làm việc để cọ xát, tương tác từ đó hình thành những tư duy mới, sáng tạo, từ đó mới có thể giúp hình thành các startup kì lân, siêu kì lân…

Theo chia sẻ của một chuyên gia thuộc Trung tâm Năng suất Hàn Quốc, cơ sở để tạo sự bứt phá nguồn nhân lực AI và các nghiên cứu trong lĩnh vực này cần bắt đầu từ việc tập trung đào tạo nguồn nhân lực chất lượng, đáp ứng đủ cho nhu cầu trong nước.

Xem thêm: odl.435388-ahp-tub-man-teiv-ed-ioh-oc-iom-ehgn-gnoc-cul-nahn-nougn/et-hnik/nv.gnodoal

Comments:0 | Tags:No Tag

“Nguồn nhân lực công nghệ mới: Cơ hội để Việt Nam bứt phá”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools