Tổng thống Thụy Sĩ Ignazio Cassis - Ảnh: REUTERS
Theo Hãng tin Reuters, tuyên bố của chính quyền Thụy Sĩ là sự kiện hiếm vì quan điểm trung lập truyền thống của nước này.
Tổng thống kiêm Ngoại trưởng Thụy Sĩ Ignazio Cassis cho biết trong một cuộc họp báo ở Bern ngày 28-2 với các bộ trưởng tài chính, quốc phòng và tư pháp: "Chúng ta đang ở trong một tình huống bất thường và có thể đưa ra các biện pháp bất thường".
Ông Cassis cũng nói thêm, chỉ có lịch sử mới biết liệu một bước đi như vậy có xảy ra lần nữa hay không. Sự trung lập của Thụy Sĩ vẫn còn nguyên vẹn nhưng "tất nhiên chúng tôi đứng về phía các giá trị phương Tây", ông Cassis khẳng định.
Thụy Sĩ đã thông qua các biện pháp trừng phạt tài chính với Tổng thống Nga Vladimir Putin, Thủ tướng Mikhail Mishustin và Ngoại trưởng Sergei Lavrov, có hiệu lực ngay lập tức, đồng thời đóng cửa không phận với hầu hết các máy bay Nga.
Ngoài ra, nước này cấm 5 nhà tài phiệt thân cận với ông Putin nhập cảnh Thụy Sĩ nhưng không nêu tên họ.
Trước đây, trong một loạt cuộc khủng hoảng, gồm cả khi Nga sáp nhập Crimea năm 2014, Thụy Sĩ đều tránh áp đặt các biện pháp trừng phạt. Cho đến nay, chỉ có ngoại lệ là các biện pháp trừng phạt do Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc áp đặt là Thụy Sĩ phải thực hiện theo luật pháp quốc tế.
Ông Josep Borrell, người phụ trách ngoại giao của EU, hoan nghênh hành động của Thụy Sĩ và cho rằng đây là "tin tốt" vì việc chuyển tiền sang Thụy Sĩ sẽ không còn giúp ích cho các nhà tài phiệt Nga.
Người Nga nắm giữ gần 10,4 tỉ franc Thụy Sĩ (11,33 tỉ USD) ở Thụy Sĩ năm 2020, theo dữ liệu của Ngân hàng Quốc gia Thụy Sĩ.
Chính phủ Thụy Sĩ nói rằng họ sẽ không để Thụy Sĩ bị sử dụng như một nền tảng để lách các lệnh trừng phạt của EU.
TTO - Vụ rò rỉ "Bí mật Thụy Sĩ" (Suisse Secrets) gần đây được so sánh với vụ rò rỉ hồ sơ Pandora năm 2021. Tuy nhiên, cả hai vụ này có một điểm chung: Vắng bóng các chính trị gia hoặc nhà tài phiệt Mỹ và châu Âu trong danh sách.
Xem thêm: mth.59525156010302202-cut-pal-cul-ueih-agn-tahp-gnurt-aig-maht-gnuc-is-yuht/nv.ertiout