2 quốc gia này chiếm hơn 1/4 thương mại lúa mì toàn cầu và khoảng 80% lượng hàng hoá là dầu hướng dương. Cuộc mâu thuẫn này đang có khả năng làm gián đoạn nguồn cung cấp cho các nhà nhập khẩu lớn như Trung Quốc và Ấn Độ, ở thời điểm lạm phát lương thực vốn đã ở mức cao.
Bà Zelenko cho hay: "Những tác động của vấn đề này vốn hiện hữu ở châu Âu sẽ lây lan ở khắp mọi nơi trên thế giới. Ukraine được coi là một trong những nhà xuất khẩu lớn đối với các loại thực phẩm thiết yếu trên thế giới, cũng như châu Á. Đương nhiên, giá dầu và khí đốt cũng tăng lên, điều này cũng ảnh hưởng đến châu Á."
Hoạt động vận chuyển hàng hoá cho đến nay đã chững lại. Nga và Ukraine cũng chiếm 1/5 lượng xuất khẩu ngô và lúa mạch của thế giới. Sự gián đoạn đối với loại hàng hoá này đang đe doạ đẩy giá lương thực toàn cầu lên cao hơn nữa khi giá đã ở mức cao trong nhất trong 1 thập kỷ."
Bà Zelenko cho biết những thiệt hại trong chiến dịch quân sự có thể khiến Ukraine không thể xuất khẩu thực phẩm, nếu các cánh đồng bị phá huỷ và hư hại thì chắc chắn hậu quả đáng tiếc sẽ xảy ra.
Nga và Ukraine chiếm 1/4 hoạt động thương mại ngũ cốc trên toàn cầu.
Theo Cơ quan Thống kê Ukraine, quốc gia này coi Trung Quốc và Ấn Độ là 2 đối tác thương mại lớn, với kim ngạch xuất khẩu sang các nước này đạt 1,71 tỷ SSD vào năm 2020. Ấn Độ đã lên tiếng về việc cả 2 nước nên kiềm chế những động thái quá căng thẳng và quay trở lại đàm phán. Các quan chức chính phủ hàng đầu của Trung Quốc hiện đã ban hành quy định nhằm đảm bảo nguồn cung hàng hoá do lo ngại về những gián đoạn tiếp theo từ căng thẳng giữa Nga và Ukraine.
Ngược lại, Nhật Bản và Singapore đã công bố các biện pháp trừng phạt với Nga, bao gồm cả với lĩnh vực ngân hàng và xuất khẩu. Vì là một quốc gia phụ thuộc vào thương mại, Singapore sẽ đặc biệt dễ bị ảnh hưởng bởi chi phí lương thực tăng cao.
Trong khi đó, giá hàng hoá đã tăng ở mức cao nhất kể từ năm 2009. 2 quốc gia này là nguồn cung cấp năng lượng, cây trồng và kim loại quan trọng - những loại hàng hoá vốn đã khan hiếm khi các nền kinh tế lớn hồi phục sau đại dịch.
Chỉ số Bloomberg Commodity Spot - theo dõi 23 hợp đồng tương lai các loại hàng hoá, đã tăng 4,1%. Chỉ số này đã tăng hơn gấp đôi so với mức thấp nhất trong 4 năm vào tháng 3/2020. Việc phương Tây áp các lệnh trừng phạt với Nga đang khiến các giao dịch thương mại với nước này bị đình trệ. Nga là nhà cung cấp dầu thô, khí đốt tự nhiên, ngũ cốc, phân bón và kim loại chính cho cả thế giới.
Giá dầu tiếp tục tăng không ngừng nghỉ lên trên mức 110 USD/thùng trước thềm cuộc họp của OPEC+, do mức độ nghiêm trọng của tình trạng gián đoạn nguồn cung của Nga có dấu hiệu gia tăng.
Hợp đồng tương lai dầu ở London và New York đều tăng vượt trần trong phiên ngày 2/3, dầu WTI chạm mức cao nhất kể từ năm 2013. Thị trường hiện đang ở trạng thái "bù hoãn bán" (backwardation - xảy ra khi giá giao ngay của một tài sản cơ sở cao hơn giá đang được giao dịch tại thị trường tương lai). Điều này cho thấy mức độ khan hiếm hàng hoá cực kỳ căng thẳng, trong khi giá cũng tăng cao do các giao dịch quyền chọn tăng đột biến làm biến động giá càng mạnh.
Tham khảo Bloomberg