vĐồng tin tức tài chính 365

Biên giới ở lòng dân

2022-03-03 11:12
Biên giới ở lòng dân - Ảnh 1.

Nhà bia tưởng niệm anh hùng liệt sĩ ở Huổi Luông (Lai Châu) được xây dựng từ các tấm lòng nhân dân đóng góp - Ảnh: NGỌC QUANG

Làm sao mà chúng tôi không nhớ cụ Bơn được chứ, bao nhiêu năm đi dọc biên cương, chúng tôi vẫn tạc dạ ghi lòng những "huyền thoại đời dân" và cụ Bơn là một trong những huyện thoại như thế trên vùng biên địa đầu Tổ quốc của tỉnh Lai Châu.

Cụ Bơn 101 tuổi rồi nhưng minh mẫn lắm, năm nào sáng mùng 1 Tết cũng bảo con cháu chở ra "xông đất" đồn biên phòng đầu tiên.

Thiếu tá Trần Huy Huỳnh

Gặp lại "cột mốc sống" huyền thoại

Sáu năm, chúng tôi mới trở lại biên giới này. Đại dịch COVID-19 đã khiến vùng cửa khẩu sôi động năm nào vắng lặng hẳn bởi thiếu những đoàn xe chở hàng xuất nhập khẩu qua cửa khẩu Ma Lù Thàng. Nhưng dù vắng lặng hay sôi động thì mỗi tấc đường biên vẫn luôn thao thức bởi những người lính biên phòng và người dân biên ải.

Bao nhiêu năm đi đi về về cùng biên ải, đi mốc cùng lính biên phòng, chúng tôi cảm nhận sâu sắc cái ý tưởng "thế trận lòng dân", nó bền vững và chắc chắn hơn bất cứ thành lũy kẽm gai hay bêtông cốt thép nào. Và câu chuyện lòng dân biên ải giờ đây là sự trao truyền và tiếp nối, thế hệ trước trao cho thế hệ sau, bố truyền cho con, ông trao cho cháu...

Căn nhà cụ Bơn sau sáu năm đã khác, khang trang và rộng rãi hơn. Câu chuyện về cụ Bơn cùng dân Ma Ly Pho đấu tranh giữ đất, giữ biên được lưu truyền như một huyền thoại bởi trong sự nghiệp bảo vệ biên cương của người dân, những câu chuyện như vậy xứng đáng là di sản tinh thần bất tử.

18 năm trước, ngày mùng 5 Tết Giáp Thân (2004), những người dân bản đang còn vui xuân đón Tết thì trên con suối Pa Nậm Cúm chợt ồn ào tiếng máy nổ. Phía bên kia biên giới đang tập trung xe xúc, xe đào móc sâu xuống lòng suối Pa Nậm Cúm, cho suối chảy xuyên qua, cắt bãi bồi về phía đất họ, vậy là cả bản rùng rùng chạy xuống.

Người cựu binh già lúc ấy đã hơn 80 tuổi Thùng Văn Bơn dẫn đầu dân bản ào xuống suối đứng ngay dưới mũi gàu của những chiếc máy xúc đang âm mưu lấn đất. Bất ngờ bởi sự can trường của dân bản, những chiếc gàu máy xúc vừa hạ xuống lòng suối phải ngưng lại, nhưng thay vì ngoạm đá, lại vục nước lạnh vào đầy gàu rồi trút ào ào lên mái đầu bạc người cựu binh già của bản Pa Nậm Cúm. Chiếc áo trấn thủ chần bông giữ ấm cho cụ Bơn ướt sũng.

Khi cần gàu vừa hạ xuống, không chần chừ, cụ Bơn leo ngay vào lòng gàu, tay vít chặt thành gàu, người điều khiển cần gàu không dám nâng cần lên, dân bản hò la vây kín. Bà con các xã Hoang Thèn và Khổng Lào giáp với Ma Ly Pho được tin, cùng kéo đến hỗ trợ dân bản Pa Nậm Cúm đấu tranh giữ suối. Biết không thể thắng được sự can trường của dân bản, bên kia đành rút về. Không lấn được đất bằng cách đó, bên kia lại tìm cách xây kè nhô ra để cho suối chuyển dòng, xói sâu vào phía bờ suối bên đất ta, nhiều đoạn kè bị nước xói sập đã kịp thời kè lại.

Ở chỗ đất bị xói lở mà chúng tôi chứng kiến sáu năm trước, giờ đây có một tổ biên phòng chốt giữ ở đó, kể từ khi dịch bùng lên, tăng cường công tác canh giữ, anh em bám trụ tại đây. Dòng suối Pa Nậm Cúm vẫn chảy sát với bờ kè phía bên kia lừng lững chảy ra sông Nậm Na, một bãi đá mênh mông kéo dài từ bên này ra tận đường phân thủy là lãnh thổ nước Việt.

Sáu năm trước, đưa chúng tôi đến thăm cụ Bơn là chính trị viên đồn biên phòng Ma Lù Thàng, thiếu tá Nguyễn Đức Hùng, nay Hùng đã chuyển ra Bộ chỉ huy Biên phòng tỉnh. Đồn trưởng Đồn biên phòng Ma Lù Thàng, thượng tá Đào Quang Hồng cử thiếu tá Trần Huy Huỳnh cũng là chính trị viên đồn đưa chúng tôi thăm cụ Bơn lần này. Thật bất ngờ khi cụ vẫn nhận ra chúng tôi khi đi cùng Huỳnh vào nhà: "Nhà báo lại lên thăm bố đấy à, lâu ngày quá nhỉ".

Biên giới ở lòng dân - Ảnh 3.

Thiếu tá Trần Huy Huỳnh thăm cụ Thùng Văn Bơn, 101 tuổi, cột mốc sống huyền thoại của vùng biên giới Lai Châu - Ảnh: NGỌC QUANG

Hạt mầm tin yêu gieo giữa lòng dân

Rời Ma Ly Pho vào Huổi Luông, tiếp tục câu chuyện "thế trận lòng dân" dọc tuyến đường biên, chúng tôi gặp lại một người quen cũ: thiếu tá Phạm Tuân, trước đây là trưởng ban thanh niên Bộ đội biên phòng Lai Châu nay là chính trị viên Đồn biên phòng Huổi Luông. Năm 2016, chính Tuân đưa chúng tôi đi một vệt biên giới Lai Châu vào tận Pa Ủ, Pa Vệ Sủ, sau đó anh về nhận nhiệm vụ đội trưởng đội vận động quần chúng Đồn biên phòng Dào San (Phong Thổ). Có những người dân hết lòng làm tai mắt cho biên ải, kết nối tầng tầng lớp lớp thành "thế trận lòng dân" cũng từ sự gắn bó chia ngọt sẻ bùi từ những người lính biên phòng tận tụy và sâu sát dân như Tuân.

Giai đoạn Tuân ở Đồn Dào San, ngoài việc hoàn thành nhiệm vụ của một sĩ quan biên phòng, cứ vào mùa rét Tuân gửi cho chúng tôi những tấm ảnh các em bé rẻo cao đang cần áo ấm rồi nhờ chúng tôi kết nối nguồn tài trợ áo cho các em. Rồi chính Tuân kết nối đi xin các nhóm thiện nguyện xây thêm điểm trường, tài trợ bể lọc nước, xây nhà vệ sinh, xin đồ dùng học tập, vận động xây nhà tình nghĩa, đặc biệt là việc vận động xây dựng những công trình đền ơn đáp nghĩa, các nhà bia tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh trên mặt trận biên giới. Với những thành tích ấy, năm 2018, Phạm Tuân được bình chọn là 10 gương mặt trẻ tiêu biểu trong năm của toàn quân đội.

Trung tá Lê Văn Quyết, đồn trưởng Đồn biên phòng Huổi Luông, khi biết chúng tôi đã từng đi cùng nhau nhiều chuyến công tác biên giới liền nói ngay: Lên đây có chính trị viên Tuân dẫn đi thì các anh yên tâm về chuyện tìm kiếm nhân vật. Thật ra trong suy nghĩ của mình, chúng tôi tin mỗi đời dân bám trụ nơi đây đều là một nhân vật xứng đáng để kể về họ. Như lần trước, khi chúng tôi lên đây, vào bản Hùng Pèng, ghé mốc 67 (2), đã đi dọc dài qua 1.378 cột mốc dọc biên giới Việt - Trung, có những cột mốc trên núi cao rừng thẳm đi mất vài ngày đường, nay gặp cột mốc nằm ngay trên mảnh sân nhà dân bỗng thấy chủ quyền quốc gia gần gũi đến lạ trong dáng vẻ của những người dân mỗi sớm mai quây quần bên cột mốc quốc giới.

Chúng tôi ghé nhà Lý A Cho, trưởng bản Hồ Thầu của xã Huổi Luông. Khi chúng tôi đến nhà, A Cho vừa từ nương trở về. Anh bảo: "Dân bản mình đi làm nương nhưng cũng là đi bảo vệ đường biên. Thấy có gì bất thường là báo ngay anh em biên phòng". Những nương sắn, nương nghệ vừa giúp bà con thoát nghèo, nhưng cũng là chốt canh của mỗi dân bản. Tôi lại liên tưởng đến hàng rào kẽm gai dài trập trùng chạy suốt hàng trăm cây số mà mình đã thấy trên dọc dài bên kia biên giới và hàng rào lòng dân này. Cái hàng rào lòng dân còn được đan cài bởi nhiều yếu tố khác như họ tộc, máu mủ, thông gia, đồng tộc...

A Cho bảo: "Nhà mình có 4 anh em trai, anh em mình người nào cũng có vài ba đứa con. Rồi anh em chú bác của mình nữa, bảo vệ bản làng mình cũng là bảo vệ gia đình họ hàng mình thôi". Tôi chợt nhớ câu chuyện lúc sáng với cụ Bơn khi cụ nói: "Bố già rồi nhưng bố phải làm gương chứ, bố có 8 con trai, 7 con gái như vậy chỉ riêng con cái dâu rể là 30 người rồi. Giờ cả con, cháu, chắt mỗi lần về gặp mặt bố phải làm đến hai mươi mâm cơm mới đủ chỗ".

Cái sợi dây huyết thống, sợi dây kết nối bà con làng bản ấy, cùng với sự gắn bó của anh em biên phòng làm thành "thiên la địa võng" bền vững hơn bất cứ loại sắt thép bêtông nào và đủ sức giữ vững mỗi tấc núi, tấc sông trên dặm dài chủ quyền biên cương Tổ quốc.

Những hàn huyên về vùng đất Ma Ly Pho sau 6 năm trở lại cùng cụ Bơn đã khiến buổi sáng trôi qua lúc nào không hay. Thế hệ ngoài 100 tuổi như cụ Bơn rồi một lúc nào sẽ về cõi khác, nhưng trong mỗi bản làng biên ải luôn có những đời dân biểu tượng như thế.

24/24 giờ siết chặt lá chắn biên giới Tây Nam24/24 giờ siết chặt lá chắn biên giới Tây Nam

TTO - Biên giới Tây Nam bước vào đầu mùa mưa với cái nắng cháy da và những cơn mưa bất chợt vào chiều tối. Lực lượng canh giữ biên giới vẫn làm việc xuyên đêm.

Xem thêm: mth.59231119030302202-nad-gnol-o-ioig-neib/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Biên giới ở lòng dân”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools