vĐồng tin tức tài chính 365

Đặt mục tiêu về cải cách môi trường kinh doanh trong giai đoạn 2022-2025

2022-03-03 17:27

Năm 2022, Việt Nam cần tiếp tục cải cách thể chế, tạo môi trường thuận lợi để thu hút đầu tư, phát triển kinh tế trong bối cảnh dịch COVID-19 phức tạp.

Cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh

Theo Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KHĐT) Trần Duy Đông, Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng xác định 3 đột phá chiến lược, trong đó có đột phá về cải cách thể chế.

Nghị quyết nhấn mạnh: “Tập trung ưu tiên hoàn thiện đồng bộ, có chất lượng và tổ chức thực hiện tốt hệ thống luật pháp, cơ chế, chính sách, tạo lập môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, lành mạnh, công bằng cho mọi thành phần kinh tế, thúc đẩy đổi mới sáng tạo…”.

Như vậy, môi trường kinh doanh là một trụ cột quan trọng của cải cách thể chế để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế phát triển, đóng góp có ý nghĩa đối với phát triển kinh tế của địa phương và của quốc gia.

Ngày 3.3, tại hội nghị “Nghị quyết 02/NQ-CP: Thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế xã hội”, bà Marie Yastishock - Giám đốc USAID tại Việt Nam cũng cho hay: USAID đã hỗ trợ Việt Nam xây cải thiện môi trường kinh doanh tại Việt Nam, cụ thể là đơn giản hóa thủ tục xuất nhập khẩu, quản lý dựng và thực hiện các Nghị quyết 19 và 02 kể từ năm 2014 đến nay, hai bên đã cùng nhau góp phần và như đơn giản hóa các thủ tục.

Qua 8 năm nỗ lực cải cách, vị trí của Việt Nam trên các bảng xếp hạng uy tín toàn cầu cũng được nâng lên đáng kể,  tạo được niềm tin cho nhà đầu tư và doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Thứ trưởng Trần Duy Đông thông tin thêm, năng lực cạnh tranh 4.0 xếp thứ 67/141 (năm 2019), tăng 10 bậc so với năm 2018; Đổi mới sáng tạo giữ thứ hạng tốt, ở vị trí 44/132 (năm 2021); Chính phủ điện tử (của Liên hợp quốc - UN) xếp thứ 86 (năm 2020), tăng 2 bậc so với năm 2018; Phát triển bền vững xếp thứ 51/165 năm 2021, tăng 37 bậc so với năm 2016; An toàn an ninh mạng xếp thứ 25/194 (năm 2020), tăng 25 bậc so với năm 2018.

"Mặc dù dịch bệnh tác động nặng nề, song trong năm 2021, có gần 160 nghìn doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động. Chất lượng môi trường kinh doanh cải thiện tích cực cũng được thể hiện rõ qua kết quả đánh giá Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), tuy mức độ cải thiện là khác nhau giữa các lĩnh vực" - Thứ trưởng Trần Duy Đông khẳng định.

Trọng tâm cải cách cho giai đoạn 2022-2025

Theo Thứ trưởng Trần Duy Đông, cải cách môi trường kinh doanh ở Việt Nam từ năm 2020 do tác động của đại dịch COVID-19 có xu hướng chững lại. Trên bảng xếp hạng toàn cầu, một số chỉ tiêu cải thiện chưa bền vững và còn không ít chỉ tiêu cụ thể mà chất lượng và thứ hạng của Việt Nam vẫn còn thấp hoặc không được cải thiện, thậm chí giảm bậc.

Năm 2021 so với năm 2020, nhiều chỉ số giảm điểm hoặc giảm bậc, như: Đổi mới sáng tạo giảm 2 bậc (từ thứ 42 xuống 44); Phát triển bền vững giảm điểm và giảm bậc (từ thứ 49 xuống 51); Quyền tài sản giảm điểm và giảm bậc (từ thứ 78 xuống 84); Cảm nhận tham nhũng giảm 8 bậc (từ thứ 96 xuống 104). 

Để khắc phục, Nghị quyết 02/NQ-CP lựa chọn một số vấn đề và nội dung trọng tâm cải cách cho giai đoạn 2022-2025 là tiếp tục cải thiện các yếu tố của môi trường kinh doanh theo hướng giảm số lượng thủ tục, thời gian, chi phí và rủi ro cho doanh nghiệp. Cắt giảm danh mục ngành nghề đầu tư, kinh doanh có điều kiện và cải cách điều kiện kinh doanh. Dỡ bỏ rào cản đối với hoạt động đầu tư, kinh doanh do chồng chéo, mâu thuẫn, không hợp lý, khác biệt của các quy định pháp luật...

Xem thêm: odl.2679101-5202-2202-naod-iaig-gnort-hnaod-hnik-gnourt-iom-hcac-iac-ev-ueit-cum-tad/et-hnik/nv.gnodoal

Comments:0 | Tags:No Tag

“Đặt mục tiêu về cải cách môi trường kinh doanh trong giai đoạn 2022-2025”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools