Một cây xăng ở An Giang chỉ bán 30.000 đồng cho mỗi khách (ảnh chụp vào sáng 1-3) - Ảnh: K.NGUYÊN
1. Tôi bị chó cắn phải đi chích ngừa. Do có mua bảo hiểm nên liền gọi cho agent (đại lý) để làm thủ tục thanh toán. Đang là cao điểm dịch, đại lý không làm việc. Vừa hết giãn cách, tôi gọi điện lần nữa nhờ thanh toán mấy cái hóa đơn.
Công ty bảo hiểm trừ 10% hóa đơn mà không nêu lý do. Khi tôi thắc mắc thì được biết vì hồ sơ nộp trễ nên công ty trừ theo điều khoản hợp đồng (hồ sơ phải được nộp trong vòng một tháng kể từ khi tai nạn xảy ra).
Công ty lạnh lùng áp dụng điều khoản này khi không phải lỗi do tôi và ngay cả vào vào mùa dịch, khi việc đi lại bị giới hạn.
2. Ngày 1-3, tôi ghé vào một cây xăng gần nhà định đổ đầy bình để đi quãng đường cả trăm cây số nhưng chỉ mua được tối đa 30.000 đồng. Nhân viên nói do nguồn xăng thiếu, thông cảm cho vài ngày. Trong khi chiều 1-3, cũng là thời điểm xăng tăng giá, xăng không còn thiếu dữ như buổi sáng (?!).
Tôi buộc phải thay đổi lịch trình vì sợ cảnh đường xa hết xăng dẫn bộ. Cứ đến trước thời điểm xăng có giá mới lại thấy khắp nơi thiếu xăng hoặc bán nhỏ giọt. Có cây xăng đóng cửa không bán xăng khiến khách hàng phải dắt bộ. Ở quê không có nhiều cây xăng trong cự ly gần nên khi cây xăng không bán xăng thật sự hết sức khổ sở cho người đi xe. Việc này đã từng xảy ra vào những năm trước đây khi xăng tăng giá mạnh...
3. Hai câu chuyện tôi kể ra có cùng điểm chung đó là cách ứng xử của người kinh doanh. Bạn có thể chọn cách trở thành người tiêu dùng thông thái (như khẩu hiệu của cơ quan bảo vệ người tiêu dùng) là từ chối sử dụng hàng, dịch vụ của đơn vị, cá nhân không có uy tín, ứng xử không đáng tin. Đó là việc tẩy chay đơn giản mà khách hàng có thể làm. Nhưng với mặt hàng thiết yếu như xăng, người tiêu dùng lại hoàn toàn thụ động chấp nhận.
Chủ cây xăng có cái khó, dân quê như tôi cũng khó chứ không à? Xăng có giá mới cao hơn nhưng cách ứng xử chụp giật xưa cũ vẫn còn đó. Tại sao đến khi lỗ thì đẩy khó cho "thượng đế" và nương theo thời thế để ép khách hàng?
TTO - "Thời nào rồi mà còn giới hạn đổ 30.000 đồng, chỉ có hơn 1 lít xăng thôi". Người đàn ông vùng vằng như thế rồi quay xe phóng đi, khi nhân viên cây xăng tại quận 12 (TP.HCM) chỉ bán cho mỗi người 30.000 đồng.
Xem thêm: mth.28243030240302202-teiht-uihc-gnah-hcahk-pe/nv.ertiout