Moscow là một trong những nhà xuất khẩu dầu lớn nhất thế giới. Các biện pháp trừng phạt của Mỹ và các đồng minh với hệ thống tài chính của Nga đã khiến dầu thô của nước này trở thành loại hàng hóa "không ai dám mua và vận chuyển".
Yergin - cũng là một tác gia và nhà sử học lĩnh vực thị trường năng lượng, nhận định rằng dù năng lượng của Nga chưa bị Mỹ và các quốc gia khác áp lệnh trừng phạt, nhưng các thùng dầu của nước này có thể sẽ "biến mất" khỏi thị trường. Ông lưu ý rằng, nước này xuất khẩu khoảng 7,5 triệu thùng dầu và các sản phẩm tinh chế mỗi ngày.
Yergin cho hay: "Đây sẽ là sự gián đoạn lớn về mặt logistics và các bên mua thậm chí không có hàng để mua. Đây là cuộc khủng hoảng nguồn cung, khủng hoảng logistics và có thể xảy ra trên quy mô như những năm 1970."
Ông nói rằng các quốc gia phương Tây đồng tình áp lệnh trừng phạt và lĩnh vực này có thể đối mặt với tình huống xấu nhất. Yergin nói, các thành viên của NATO nhập khẩu khoảng 1 nửa lượng xuất khẩu dầu của Nga, do đó một trong số những quốc gia này sẽ gặp tình trạng gián đoạn.
Các nước cảnh giác với dầu mỏ của Nga
Yergin cho biết, có những biện pháp này trên thực tế nhằm không cho dầu của Nga tiếp cận thị trường, dù không nằm trong danh sách bị trừng phạt. Các bên mua đang ở chế độ "cảnh giác" với dầu của Nga và các ngân hàng, cảng và công ty vận tải biển không muốn vi phạm các lệnh trừng phạt.
JPMorgan ước tính rằng 66% lượng dầu của Nga đang gặp khó khăn trong việc tìm người mua. Giá dầu thô có thể đạt 185 USD vào cuối năm nay nếu hoạt động bán dầu của Nga vẫn bị gián đoạn.
Yergin cho hay: "Đây có thể cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất kể từ lệnh cấm vận dầu mỏ của Ả Rập và cuộc cách mạng ở Iran vào những năm 1970." Cả 2 sự kiện này đều tạo ra những cú sốc dầu lớn trong thập kỷ đó.
Năm 1973, các nhà sản xuất dầu Trung đông cắt nguồn cung cho Mỹ và những nước phương Tây khác để trả đũa việc họ hậu thuẫn Israel trong cuộc chiến tranh với Ả Rập năm đó. Nguồn cung dầu ngay lập tức bị thiếu hụt và hàng dài người dân Mỹ phải xếp hàng mua xăng khi giá tăng vọt. Cú sốc còn lại là hệ quả của cuộc cách mạng Iran năm 1978-1979.
Các công ty dầu khí lớn như BP và Exxon Mobil cho biết họ đang rút khỏi các liên doanh với Nga. Sau đó, giá dầu thô Ural của Nga đã giảm mạnh so với giá dầu Brent.
Yergin nói: "Điều chúng ta chưa từng chứng kiến trước đây là vấn đề đối với những công ty dầu mỏ lớn, họ không muốn kinh doanh với Nga. Các công ty dầu mỏ đang bỏ lại những khoản đầu tư lớn - nơi họ vốn dành nhiều năm để phát triển hoạt động và tuyển dụng hàng trăm nhân sự ở Nga."
Sự gián đoạn đang đến gần
Yergin cho biết sự gián đoạn sắp xảy ra khi nguồn cung sụt giảm. OPEC+ hôm thứ Tư đã quyết định tiếp tục các kế hoạch sản xuất hiện tại của họ. Họ đang xuất khẩu khoảng 400.000 thùng/ngày ra thị trường cho đến khi đạt được mục tiêu vào tháng 6.
Ngoài ra, các "khách hàng" của Nga - là châu Âu, cũng chịu ảnh hưởng khi giá khí đốt tự nhiên tăng vọt. Khi Nga chính thử mở chiến dịch quân sự ở Ukraine, giá dầu Brent tăng vọt trên mức 116 USD/thùng và dần hạ nhiệt khi nhiều nhà đầu tư suy đoán rằng Iran có thể đạt được thỏa thuận tái gia nhập thỏa thuận hạt nhân.
Các nhà phân tích trong ngành cho biết rất khó để ước tính sản lượng dầu của Nga sẽ bị ảnh hưởng thế nào. Nhà Trắng thông báo dù không có biện pháp trừng phạt nào đối với năng lượng, nhưng họ vẫn nhắm đến lĩnh vực này.
John Kilduff - chủ tịch Again Capital, cho rằng thế giới sẽ mất 2-3 triệu thùng/ngày. Ông kỳ vọng đường ống của Nga tiếp tục chảy sang Trung Quốc.
Trong khi đó, Bank of America ước tính cứ 1 triệu thùng biến mất khỏi thị trường thì giá dầu Brent có thể tăng thêm 20 USD/thùng.
Tham khảo CNBC
http://tintuc.vdong.vn/03/1258209.htm