Bà Ursula von der Leyen nói: “Năng lượng vẫn là một trong những vấn đề quan trọng. EU phải thoát khỏi sự phụ thuộc vào dầu mỏ, khí đốt và than đá của Nga. Để làm được điều này, chúng ta cần đa dạng hóa nguồn cung, đạt kết quả tốt hơn về hiệu quả năng lượng và chúng ta phải đầu tư ồ ạt vào các nguồn năng lượng tái tạo”.
Người đứng đầu EC lấy ví dụ Tây Ban Nha, nước chưa bao giờ là “nhà nhập khẩu nhiên liệu đáng kể của Nga”.
Người đứng đầu EC cũng lưu ý rằng EU cần hỗ trợ người tiêu dùng đang gặp vấn đề nghiêm trọng với việc giá hydrocacbon ở châu Âu tăng nhiều lần trong giai đoạn 2021-2022.
Theo bà, vấn đề này sẽ trở thành một trong những vấn đề quan trọng tại hội nghị thượng đỉnh EU ở Versailles ngày 10-11/3. Cần lưu ý rằng hiện nay Nga cung cấp khoảng 40% lượng khí đốt tiêu thụ ở các nước EU và 45% lượng khí đốt nhập khẩu trên thế giới.
Trong một diễn biến khác, trong một tuyên bố ngày 5/3 trên trang Twitter, tập đoàn Shell của Anh viết: “Hôm qua, chúng tôi đã đưa ra quyết định khó khăn là mua một lô dầu thô của Nga. Các nhà máy lọc dầu của chúng tôi sản xuất xăng và diesel, cũng như các sản phẩm khác mà mọi người sử dụng hàng ngày.
Chúng tôi muốn nói rõ rằng không có nguồn cung cấp dầu thô liên tục đối với các nhà máy lọc dầu, ngành công nghiệp năng lượng sẽ không thể đảm bảo nguồn cung cấp hàng hóa cần thiết ổn định trên khắp châu Âu. Hàng hóa từ các nguồn thay thế không thể đến đủ nhanh để tránh gián đoạn nguồn cung”.
Công ty đảm bảo “sẽ tiếp tục chọn nguồn thay thế cho dầu mỏ của Nga bất cứ khi nào có thể”, nhưng việc thay thế sẽ mất thời gian. Shell hứa sẽ chuyển lợi nhuận nhận thu được từ dầu mỏ của Nga vào một quỹ đặc biệt, quỹ đó có thể được sử dụng để giúp người dân Ukraine.
Trước đó, Shell đã thông báo rút khỏi tất cả các dự án chung với Nga do tình hình Ukraine.
Xem thêm: mth.65872549060302202-agn-tod-ihk-av-om-uad-iohk-naot-naoh-taoht-iog-uek-ce/nv.zibmanteiv