vĐồng tin tức tài chính 365

Tiềm năng dồi dào chẳng kém Nga, khu vực này liệu có trở thành lối thoát cho khí đốt châu Âu?

2022-03-06 11:49

Chiến sự của Nga tại Ukraine đang buộc châu Âu phải đa dạng hóa nguồn cung năng lượng. Stefan Liebing, chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Đức – Châu Phi, cho biết: "Đức và châu Âu đang phải nhanh chóng bù đắp những gì họ đã bỏ lỡ trong 20 năm qua".

Ông đã khuyên Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck đến các nước châu Phi như Algeria, Nigeria, Ai Cập và Angola. Những quốc gia này có thể giúp giải phóng châu Âu khỏi sự phụ thuộc vào khí đốt của Nga.

Algeria là nước sản xuất khí đốt lớn thứ 10 trên toàn cầu. Các lô hàng khí tự nhiên hóa lỏng, còn được gọi là LNG, xuất khẩu vào năm 2021 phần lớn được dành cho các thị trường châu Âu. Điều này khiến Algeria trở thành một trong 5 nhà xuất khẩu LNG hàng đầu sang châu Âu.

Tiềm năng dồi dào chẳng kém Nga, khu vực này liệu có trở thành lối thoát cho khí đốt châu Âu? - Ảnh 1.

Mạng lưới đường ống châu Phi – châu Âu

Những hạn chế của Algeria

Kể từ khi chiến sự bùng nổ ở Ukraine, Algeria đã bày tỏ thiện chí tăng cường xuất khẩu khí đốt tự nhiên và LNG. Tuy nhiên, theo Alice Gower, giám đốc địa chính trị và an ninh của tổ chức tư vấn Azure Strategy trụ sở tại London, trữ lượng của Algeria đang ở mức thấp.

Gower nói: "Đầu năm nay, tập đoàn dầu khí nhà nước Sonatrach của Algeria đã công bố gói đầu tư lớn (40 tỷ USD, 36 tỷ Euro) thời hạn 5 năm. Nhưng điều đó không có nghĩa là Algeria có thể tham gia ngay trong ngắn hạn".

Tiềm năng dồi dào chẳng kém Nga, khu vực này liệu có trở thành lối thoát cho khí đốt châu Âu? - Ảnh 2.

Đức đình chỉ phê duyệt đường ống Nord Stream 2 sau khi Nga mở chiến dịch quân sự ở Ukraine.

Hai nhà khai thác năng lượng hàng đầu là Naturgy của Tây Ban Nha và Sonatrach của Algeria, có thể tăng công suất của đường ống Medgaz mà không tốn nhiều công sức. Đường ống này kết nối trực tiếp Algeria với Tây Ban Nha. Nhưng Gower cho biết Algeria thậm chí không có khả năng nạp đủ khí cho đường ống.

Chuyên gia cho biết Algeria có thể có một giải pháp thay thế hoàn toàn khác để bơm nhiều LNG hơn cho Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. Đó chính là đường ống dẫn khí Maghreb-Europe (MEG) công suất lớn.

Tuy nhiên, đường ống này chạy qua Maroc. Tháng 10/2021, căng thẳng địa chính trị giữa hai nước đã dẫn đến việc hợp đồng giữa Sonatrach và Bộ Năng lượng Maroc không được gia hạn. Theo Gower, vấn đề chính đối với Algeria là do họ không đồng ý trả 10% doanh thu từ khí đốt cho Vương quốc Maroc như trước đây.

Ai Cập ưu tiên Trung Quốc

Phía bên kia Bắc Phi, Ai Cập có mức tăng trưởng xuất khẩu hàng năm lớn nhất vào năm 2021, theo báo cáo của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ Ả Rập (OAPEC). Ai Cập đã xuất khẩu 1,4 triệu tấn LNG trong quý 2 năm 2021. LNG là loại khí đốt duy nhất Ai Cập đang xuất khẩu, do nước này không kết nối với mạng lưới đường ống châu Âu.

Gower nói: "Hiện tại, Ai Cập cũng đang cạn kiệt năng lực xuất khẩu". Tuy nhiên, đối với Ai Cậpm hiện tại, quốc gia này nghiêng về khía cạnh kinh tế hơn. Trung Quốc đã đề nghị với Ai Cập về những hợp đồng dài hạn với các điều khoản tốt. Vì vậy, đối với Ai Cập, việc tiếp tục là nhà cung cấp đáng tin cậy và duy trì thị phần ở Trung Quốc là điều dễ hiểu.

Tiềm năng dồi dào chẳng kém Nga, khu vực này liệu có trở thành lối thoát cho khí đốt châu Âu? - Ảnh 3.

Mozambique, nước cũng sản xuất khí đốt tự nhiên có thể trở thành nhà xuất khẩu trong tương lai sang châu Âu.

Theo cổng thống kê statin.com, trữ lượng khí đốt tự nhiên của Libya vào năm 2020 lên tới khoảng 1,4 tỷ mét khối. Tuy nhiên, quốc gia này bị chia rẽ về mặt chính trị đến mức không có tên trong danh sách các quốc gia xuất khẩu sang Đức.

Ngay cả khi Libya có sẵn khí đốt, cơ sở hạ tầng vẫn chưa đủ để thúc đẩy xuất khẩu, chưa nói đến việc nhận các khoản thanh toán. Do đó, Libya sẽ không còn là nhà cung cấp thay thế khí đốt của Nga cho Đức hoặc châu Âu.

Dự án đường ống khí đốt NIGAL hồi sinh

Một siêu dự án khí đốt đã thắp lên hy vọng cho châu Âu nhập khẩu được nhiều khí đốt hơn. Algeria, Niger và Nigeria đã đồng ý xây dựng đường ống dẫn khí xuyên Sahara dài 4.000 km. Theo các phương tiện truyền thông đưa tin, một khi đường ống ước tính trị giá 21 tỷ USD được hoàn thành, nó sẽ vận chuyển tới 30 tỷ mét khối khí đốt mỗi năm đến Algeria, kết nối với mạng lưới hiện có với châu Âu.

Ý tưởng này không mới, nhưng từ lâu, tình hình an ninh khu vực Sahel và căng thẳng giữa chính phủ Algiers và Niamey đã không cho phép dự án được tiến hành. Do đó, phải đến năm 2021, Algeria và Niger mới mở lại biên giới. Kể từ đó, việc xây dựng đường ống đã được hồi sinh.

Không có giải pháp nhanh chóng cho nhu cầu khí đốt châu Âu

Năm 2019, châu Âu nhập khẩu khoảng 108 tỷ mét khối LNG, trong đó 12 tỷ đến từ Nigeria.

Nhà sản xuất dầu lớn nhất châu Phi nằm trong số 10 quốc gia có trữ lượng khí đốt lớn nhất trên toàn cầu. "Họ có nhiều dự trữ hơn mức cần thiết cho thị trường của chính họ và do đó có duyên với việc xuất khẩu", Khadi Camara thuộc Hiệp hội Doanh nghiệp Đức – Châu Phi nói.

Tuy nhiên, khi Nigeria đóng một vai trò quan trọng trong thị trường khí đốt châu Âu, tại đó cũng có những tắc nghẽn nghiêm trọng. Năm 2021, cả nước không thể đạt được mục tiêu. Cơ sở hạ tầng hầu như không cho phép sản xuất nhiều hơn và luôn có câu hỏi đặt ra về tính hiệu quả và độ tin cậy.

Camara nói rằng cần có sự đầu tư dài hạn và quan hệ đối tác chiến lược để Đức và Nigeria hợp tác chặt chẽ hơn về khí đốt. Quốc gia này có lẽ không thể là "giải pháp khắc phục nhanh chóng", mà là giúp Đức đa dạng hóa các nguồn năng lượng cho tương lai.

Và con đường đó cần rất nhiều thời gian để hoàn thành. Vào thời điểm quá trình chuyển đổi sang năng lượng tái tạo thành công, các quốc gia châu Phi khác như Ghana, Mozambique và Tanzania, có thể trở thành nhà cung cấp khí đốt tự nhiên quan trọng cho châu Âu.

Theo DW

http://tintuc.vdong.vn/03/1258425.htm

Xem thêm: nhc.19872700160302202-ua-uahc-tod-ihk-ohc-taoht-iol-hnaht-ort-oc-ueil-yan-cuv-uhk-agn-mek-gnahc-oad-iod-gnan-meit/nv.fefac

Comments:0 | Tags:No Tag

“Tiềm năng dồi dào chẳng kém Nga, khu vực này liệu có trở thành lối thoát cho khí đốt châu Âu?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools