vĐồng tin tức tài chính 365

Liệu còn ai "chê" dầu của Moscow khi công ty dầu khí lớn nhất châu Âu mua 100.000 tấn dầu Nga sau cuộc đàm phán với chín

2022-03-07 08:16

Shell bảo vệ quyết định nhập khẩu dầu Nga

Sau khi hứng chịu những lời chỉ trích vì mua một lô dầu thô Nga, Shell, công ty dầu khí lớn nhất châu Âu, cho biết họ đang "điều hướng thị trường với sự hướng dẫn của chính phủ".

Tuy nhiên, công ty đặt trụ sở tại London, Vương quốc Anh, không cho biết họ đã nói chuyện với chính phủ nước nào. Một quan chức Bộ Kinh doanh, Năng lượng và Chiến lược Công nghiệp của Vương quốc Anh thì từ chối bình luận về vấn đề này.

Hôm 4/3, Shell đã mua lô hàng 100.000 tấn dầu Urals từ Tập đoàn Trafigura có trụ sở tại Singapore. Dầu Urals là dầu thô của Nga, được pha trộn giữa dầu chua nặng của vùng Urals và vùng Volga với dầu nhẹ của Tây Siberia. Hiện tại, loại dầu này đang được bán với giá rẻ hơn rất nhiều so với dầu thô tiêu chuẩn quốc tế vì các nhà buôn lo ngại những liên đới khi phương Tây liên tiếp áp đặt các biện pháp trừng phạt Nga dù chưa nhằm tới lĩnh vực dầu và khí tự nhiên.

"Chúng tôi tiếp tục lựa chọn các giải pháp thay thế cho dầu Nga nếu có thể. Tuy nhiên, điều này không thể xảy ra một sớm một chiều vì Nga có tầm quan trọng vô cùng lớn đối với nguồn cung dầu toàn cầu. Chúng tôi đã đàm phán căng thẳng với các chính phủ và tiếp tục tuân theo hướng dẫn của họ về vấn đề an ninh của nguồn cung này", Shell cho biết.

Tuy nhiên, việc công ty dầu khí lớn nhất châu Âu mua dầu của Nga dưới sự điều hướng của một chính phủ có thể là tín hiệu cho thấy các đối tác khác sẽ tiếp tục mua các sản phẩm năng lượng của Nga bất chấp cuộc xung đột ở Ukraine có diễn biến ra sao.

Dầu của Nga sẽ "hấp dẫn" trở lại?

Dù đã thoái vốn khỏi các dự án liên quan tới Nga nhưng rõ ràng, Shell sẽ không thể đoạn tuyệt với dầu Nga. Bản thân công ty này cũng phải thừa nhận một thực tế chung rằng: "Nếu không có nguồn cung cấp dầu thô liên tục cho các nhà máy lọc dầu, ngành công nghiệp năng lượng không thể đảm bảo tiếp tục cung cấp các sản phẩm thiết yếu cho người dân trên khắp châu Âu trong những tuần tới. Hàng hóa từ các nguồn cung thay thế sẽ không thể đến kịp để tránh gây ra gián đoạn nguồn cung của thị trường".

Kể từ sau khi Tổng thống Vladimir Putin phát động chiến dịch quân sự đặt biệt ở Ukraine, Nga trở thành tâm điểm trong các lệnh trừng phạt của phương Tây. Nhiều biện pháp trừng phạt nặng nề chưa được có cũng đã được triển khai nhằm tổn hại nghiêm trọng nhất tới nền kinh tế Nga, trong đó có việc loại 7 ngân hàng Nga khỏi SWIFT (với khả năng cho phép các ngân hàng xử lý một lượng giao dịch lớn nhanh chóng và an toàn, SWIFT được xem là một hệ thống nền tảng cho thương mại quốc tế. Hiện SWIFT đã liên kết hơn 11.000 tổ chức tài chính trên 209 quốc gia và vùng lãnh thổ).

Trong khi đó, hàng loạt các tỷ phú Nga cũng đang bị trừng phạt trên khắp thế giới. Nhiều người phải bán tháo tài sản, số khác bị tịch thu du thuyền, biệt thự đang ở châu Âu. Thậm chí, Mỹ còn thành lập hẳn đội đặc nhiệm chuyên đi săn lùng tài sản của Nga trên toàn cầu để trừng phạt. Ở chiều ngược lại, các cá nhân, tổ chức nước ngoài cũng khó lòng rút tiền hay thoái vốn khỏi lãnh thổ Nga khi Moscow ban bố biện pháp để ngăn chặn họ làm điều đó. Chúng tạo ra sự không chắc chắn và lo ngại trên quy mô toàn cầu.

Đó cũng chính là lý do dầu Nga bị "ế". Việc sợ bị "vạ lây" khiến nhiều người mua chủ động tránh xa mặt hàng này dù nó rẻ hơn rất nhiều so với dầu của các nước khác. Tuy nhiên, việc Shell mua dầu Nga dưới sự đồng ý của một Chính phủ nào đó cho thấy rằng sản phẩm này không đáng sợ như người ta vẫn quan ngại. Cần nhấn mạnh rằng, động thái của Shell chưa vi phạm bất cứ lệnh trừng phạt nào của phương Tây.

Trong khi đó, nước Mỹ cũng đang loay hoay trước quyết định có cấm dầu mỏ của Nga hay không. Dù là quốc gia xuất khẩu dầu hàng đầu thế giới nhưng Mỹ vẫn phải nhập khẩu dầu của Nga để đáp ứng nhu cầu của các nhà máy lọc dầu được xây dựng từ nhiều thập niên trước, vốn cần tới loại dầu nặng.

Với hàm lượng lưu huỳnh cao hơn, dầu của Nga có thể sản xuất ra loại nhiên liệu công suất cao. Nhập khẩu dầu từ Nga là cách duy nhất để các nhà máy lọc dầu thế hệ cũ của Mỹ tiếp tục sinh lời. Ngoài ra, việc Mỹ trừng phạt Iran và Venezuela, hai nước xuất khẩu dầu mỏ hàng đầu thế giới khác, cũng đã khiến cho dầu của Nga trở nên quan trọng hơn nữa nhờ "lấp vào chỗ trống".

Bản thân người Mỹ cũng cho biết việc trừng phạt dầu Nga sẽ không gây ảnh hưởng quá lớn tới thị trường năng lượng Mỹ, nhất là khi Moscow chỉ đóng góp một con số cho nhập khẩu dầu của Mỹ. Tuy nhiên, động thái như vậy có thể khiến nhiều quốc gia khác làm theo và gây ra sự hỗn loạn đối với kinh tế toàn cầu. Nga chiếm 12% tổng lượng cung dầu của thế giới.

Một biện pháp như vậy sẽ gây tổn thất nặng nề cho châu Âu, đồng minh thân cận của Mỹ nhưng lại do Nga cung cấp tới 40% tổng nhu cầu khí đốt và 25% nhu cầu với dầu mỏ. Quay lưng với dầu Nga chắc chắn sẽ gây ra lạm phát nghiêm trọng ở châu Âu và tác động nặng nề nhất tới các hộ gia đình nghèo, những người dành phần lớn thu nhập cho nhiên liệu và lương thực.

Chính bởi thế, trừng phạt dầu khí Nga sẽ là quyết định khó khăn và cần phải cân nhắc kỹ lưỡng đối với phương Tây.

Tham khảo: Bloomberg

http://tintuc.vdong.vn/03/1259489.htm

Xem thêm: nhc.52943553260302202-wocsom-auc-uad-ehc-ia-noc-ueil-uhp-hnihc-iov-nahp-mad-couc-uas-agn-uad-nat-000001-aum-ua-uahc-tahn-nol-ihk-uad-yt-gnoc/nv.fefac

Comments:0 | Tags:No Tag

“Liệu còn ai "chê" dầu của Moscow khi công ty dầu khí lớn nhất châu Âu mua 100.000 tấn dầu Nga sau cuộc đàm phán với chín”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools