Ảnh chụp một chiếc tàu ngầm HMAS Waller lớp Collins của Úc rời cảng Sydney vào tháng 5-2020 - Ảnh: REUTERS
Theo báo Sydney Morning Herald của Úc, Thủ tướng Scott Morrison công bố kế hoạch xây căn cứ tàu ngầm hạt nhân trong bài phát biểu về an ninh quốc gia ngày 7-3, giờ địa phương. Cụ thể, Úc sẽ chi khoảng 7,4 tỉ USD để xây dựng căn cứ mới, dự kiến hoàn thành trước năm 2023.
Thủ tướng Úc nhấn mạnh việc xây căn cứ tàu ngầm hạt nhân ở bờ đông nước này sẽ hỗ trợ việc đặt và bố trí đội tàu ngầm hạt nhân trong tương lai.
Ngoài ra, “sẽ có những lợi ích đáng kể cho ngành công nghiệp địa phương và quốc gia trong việc hỗ trợ căn cứ mới và hạm đội tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân lớn hơn và phức tạp hơn này", Hãng tin Bloomberg dẫn lời ông Morrison nói.
Ngày 6-3, Bộ trưởng Quốc phòng Úc Petter Dutton đã nói quyết định đặt hàng loại tàu ngầm nào theo thỏa thuận AUKUS trong vài tháng tới. Các tàu ngầm hạt nhân dự kiến sẽ có mặt tại Úc trước năm 2040.
Đội gồm 6 tàu ngầm lớp Collins của Úc hiện đang đóng tại căn cứ HMAS Stirling ở thành phố Perth, bang Western Australia. Theo ông Morrison, căn cứ tàu ngầm mới dự kiến không ảnh hưởng đến năng lực hoạt động của căn cứ đội tàu ngầm này, và căn cứ HMAS Stirling cũng sẽ được sử dụng để triển khai các tàu ngầm theo thỏa thuận AUKUS giữa Úc với Anh, Mỹ.
Đài ABC News (Úc) dẫn các nguồn tin Chính phủ Úc cho biết trong số 3 vị trí phù hợp nói trên thì Port Kembla là nơi lý tưởng nhất.
Cả 3 địa điểm đều gần khu vực cơ sở hạ tầng đầy đủ, các trung tâm dân cư lớn và khá gần các điểm hoạt động và đào tạo hàng hải, kho chứa vũ khí, vùng nước sâu cũng như các cơ sở chất hàng của Úc. Các địa điểm này được lọc ra từ 19 nơi mà Bộ Quốc phòng Úc đã đánh giá.
Trong bài phát biểu, ông Morrison cũng cảnh báo ảnh hưởng về kinh tế, chính trị, chiến lược, xã hội của "chiến dịch quân sự đặc biệt" của Nga tại Ukraine sẽ lan đến khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.
Một số chính trị gia như cựu thủ tướng Malcolm Turnbull đã cảnh báo việc chính quyền ông Morrison hấp tấp lập căn cứ tàu ngầm hạt nhân để "ghi điểm" trước cuộc bầu cử sắp tới. Chính phủ Úc đã bác bỏ thông tin này.
"Việc các anh vội vã quyết định như vậy ở giai đoạn này chỉ là vì chính trị", ông Turbull, người đứng sau thỏa thuận mua tàu ngầm của Pháp trị giá 65 tỉ USD mà Úc đã hủy vào cuối năm ngoái, nói.
Thay cho thỏa thuận với Pháp, Úc cho biết sẽ đóng 8 tàu ngầm hạt nhân công nghệ Mỹ - Anh theo thỏa thuận AUKUS giữa 3 nước.
TTO - Lãnh đạo Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) cảnh báo thỏa thuận AUKUS (giữa Mỹ, Anh, Úc) có thể tạo ra cuộc đua trang bị tàu ngầm hạt nhân, mở đường cho các quốc gia phi hạt nhân sở hữu vũ khí này.
Xem thêm: mth.38102200170302202-nahn-tah-magn-uat-uc-nac-yax-hcaoh-ek-ob-gnoc-cu/nv.ertiout