Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA), huyết áp cao có thể gây các bệnh như bệnh tim, đột quỵ, bệnh thận và nhiều vấn đề sức khỏe khác.
Tiêu thụ nhiều rau, củ có hiệu quả trong việc quản lý huyết áp. Ảnh: NV
Theo The Health Site, một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Circulation cho thấy, việc thay đổi lối sống có thể giảm thiểu nguy cơ phát triển bệnh cao huyết áp. Dưới đây là một số cách có thể giúp giảm thiểu rủi ro:
Tiêu thụ ít chất béo bão hòa hơn
Tiêu thụ nhiều chất béo bão hòa làm suy yếu chức năng nội mạc mạch máu, từ đó có thể làm tăng huyết áp. Theo khuyến nghị, chất béo bão hòa không nên chiếm nhiều hơn 6% lượng calo hàng ngày và tổng chất béo không nên chiếm quá 27% lượng calo hàng ngày.
Chọn thức ăn tươi thay vì thức ăn nhanh
Chọn thức ăn tươi thay vì thức ăn nhanh có thể giúp giảm lượng muối nạp vào cơ thể hàng ngày, từ đó có thể giúp giảm huyết áp. Khi tiêu thụ ăn quá nhiều muối, thận chúng ta sẽ gặp khó khăn hơn trong việc loại bỏ nước ra khỏi cơ thể, khi chất lỏng tích tụ, huyết áp của bạn tăng lên.
Tiêu thụ nhiều thực phẩm có nguồn gốc thực vật
Chế độ ăn Địa Trung Hải được cho là có hiệu quả trong việc quản lý mức huyết áp của chúng ta. Chế độ ăn Địa Trung Hải là chế độ ăn tập trung vào những loại thực phẩm có nguồn gốc thực vật như rau, đậu, trái cây, quả hạch, hạt, ngũ cốc nguyên hạt, thảo mộc, một số loại cá, thịt gà,... nguồn chất béo chính là dầu ô liu.
Ngoài chế độ ăn uống, nếu muốn kiểm soát mức huyết áp, điều quan trọng là phải duy trì cân nặng. Bên cạnh đó, chúng ta cần lý căng thẳng, căng thẳng được biết là góp phần vào các yếu tố nguy cơ tăng huyết áp.